Con cái – mùa xuân của gia đình và Giáo hội
1. Sự sống là một ân huệ
“Nhưng có thật là một trẻ sơ sinh là một ân huệ đối với cha mẹ? Một ân huệ đối với xã hội?”
2. Con cái: dấu chỉ và kết quả của tình yêu vợ chồng
“Con cái không phải là của nợ, mà là ân huệ. Ân huệ cao cả nhất trong hôn nhân là một con người. Con cái không được xem là một của sở hữu” và do đó con cái có “quyền làm kết quả của hành động đặc trưng để trao đổi tình yêu giữa cha mẹ, và có quyền được tôn trọng như là một con người ngay khi tượng thai”
3. Phẩm giá cao cả của con cái
“Thiên Chúa muốn tạo dựng con người theo hình ảnh Người, là một con người. Con người ấy, mọi người, được Thiên Chúa tạo dựng vì chính họ… Kể cả những người sinh ra với bệnh hoạn hay khuyết tật”
4. Thiên chức làm cha làm mẹ, tham dự vào công trình tạo dựng
“Hôn nhân và tình yêu vợ chồng đều phải hướng về việc truyền sinh và giáo dục… Vợ chồng biết rằng họ là cộng tác viên trong tình yêu của Thiên Chúa Tạo Dựng”
5. Trách nhiệm trong việc truyền sinh và bảo vệ con cái
Khi hai vợ chồng trở nên “một xương một thịt”, “họ sống giây phút trách nhiệm đặc biệt… vì vào lúc đó, họ có thể trở thành cha hoặc mẹ, vì đã bước vào tiến trình tạo sinh một con người mới sẽ phát triển trong cung lòng người nữ.”
6. Quyền con cái
“Sự hiện hữu của một con người, từ nguyên thủy, đã ở trong chương trình của Thiên Chúa. Làm thế nào có thể tưởng tượng được rằng tiến trình xuất hiện sự sống lại bị bỏ mặc cho quyết định tùy tiện của con người?”
7. Con cái đối diện với “nền văn hóa sự chết”
“Chúng ta đang đối diện với một cơ cấu của tội lỗi, và trong nhiều trường hợp, cơ cấu ấy trở thành một “nền văn hóa của cái chết”. Một cách nào đó, ta có thể nói đến một cuộc chiến giữa người mạnh (xã hội) đối với người yếu (trẻ em).
8. Tính chất nghiêm trọng của tội ác phá thai
“Việc chấp nhận phá thai trong quan niệm, trong phong tục và trong luật pháp là một khủng hoảng rất nguy hiểm đối với ý thức luân thường đạo lý.”
9. Con cái mồ côi cha mẹ khi họ vẫn còn sống
“Việc ly dị tạo ra một sự mất trật tự trong gia đình cũng như trong xã hội… Con cái phải xa cha hoặc mẹ và buộc phải trở thành những đứa trẻ mồ côi, khi cha mẹ chúng vẫn còn sống.”
10. Quyền con cái được yêu thương, đón nhận và giáo dục
“Quyền và bổn phận giáo dục của cha mẹ là một điều chủ yếu… tất cả những người khác tham gia vào tiến trình giáo dục chỉ có thể hành động nhân danh cha mẹ, và cùng với sự đồng ý của họ.”
11. Giáo dục giới tính cho con cái: sự thật và ý nghĩa
“Giáo dục yêu thương qua việc trao ban bản thân phải là nền tảng để cho cha mẹ đem đến cho con cái một kiến thức về giới tính rõ ràng và tế nhị.”
12. Quyền con cái được giáo dục đức tin
“Cha mẹ, do thiên chức giáo dục của mình, qua chứng từ đời sống của họ, phải là những sứ giả đầu tiên để loan báo Tin Mừng cho con cái mình”.
(Trích: Sứ điệp của Ðức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II trong giờ kinh Truyền Tin nhân ngày lễ Thánh Gia 27.12.1998)