Đức Giám mục kêu gọi người Công giáo Trung Quốc bảo vệ “quyền và nhân phẩm”
Thánh giá bị phá dỡ khỏi nhà thờ Tin lành ở Ôn Châu
Đức Giám mục Vincent Zhu Waifang ở Ôn Châu đã viết một bức thư ngỏ cho người Công Giáo trong giáo phận, yêu cầu họ bảo vệ “quyền và nhân phẩm” của họ trong bối cảnh chiến dịch phá hủy thánh giá của chính quyền đang diễn ra.
Đức Giám mục đã xin lỗi vì “bức thư đến muộn” năm tháng sau khi Nhà thờ Tin Lành Sanjiang bị phá hủy vào tháng Ba, vốn đã thu hút mối quan tâm của quốc tế.
Đức Giám Mục Zhu, người đứng đầu cộng đồng Công giáo công khai, nói ngài “bị sốc, bối rối và không thể hiểu được” chiến dịch phá hủy thánh giá hiện nay mặc dù ngài đã từng trải qua “những cơn bão nặng nề và khốc liệt hơn” trước đây.
Đức Giám Mục Zhu, 88 tuổi, đã bị kết án lao động khổ sai trong cuộc Cách mạng Văn hóa và phải ở tù 16 năm. Sau đó, ngài bị một án tù khác từ năm 1982 đến 1988.
Ngài nói: “Tôi im lặng và kiên nhẫn bởi vì tôi tin rằng như một số người nói là chiến dịch bão bùng này sẽ sớm biến mất”, nhưng thay vào đó nó biến thành một “chiến dịch sai lầm và bất công.”
Đức Giám mục lưu ý rằng khởi đầu là việc phá hủy các nhà thờ bất hợp pháp nhưng do nằm ngoài tầm kiểm soát, dẫn đến các nhà thờ hợp pháp cũng bị phá hủy.
Ngài nói rằng các Kitô hữu phải “bảo vệ quyền và nhân phẩm của chúng ta qua lương tâm, hãy giữ vững niềm tin của chúng ta”.
Đáp lại chiến dịch phá hủy, Đức Giám mục Zhu kêu gọi người Công giáo cầu nguyện kinh Mân Côi hàng ngày, đi đàng Thánh giá mỗi thứ sáu, và yêu cầu các linh mục địa phương tổ chức các buổi cầu nguyện.
Đức Giám mục cho hay ngài tin rằng các linh mục xứ tuyến đầu sẽ có được “sự khôn ngoan từ Thiên Chúa và biết phải làm thế nào để đối phó với tình huống khó khăn này”.
Thư của Đức Giám mục đã được người Công giáo ở Ôn Châu đón nhận và phát tán rộng rãi qua mạng Internet vào cuối tuần qua.
Không lâu sau khi gửi đi, bức thư được đăng trên trang web của giáo phận hôm thứ Sáu yêu cầu tôn trọng đức tin Kitô giáo và hình ảnh của nó.
Trang web đã bị đóng vào ngày hôm sau. Hội đồng gán cho chiến dịch phá hủy là “một sự trở lại của cuộc Cách mạng văn hóa đầy bi kịch và xấu xa.”
Thừa nhận một vài cơ sở được xây dựng là bất hợp pháp, Hội đồng nhấn mạnh rằng vấn đề này có thể được xử lý theo một cách khác, không phải bằng cách cưỡng chế phá dỡ.
Trong khi một số người cho biết việc phá dỡ là một phản ứng đối với sự phát triển nhanh chóng của Kitô giáo, các linh mục lập luận rằng “nguyên nhân sâu xa là do hệ thống chính trị và việc quản trị không hợp lý… vốn không thể đáp ứng được nhu cầu tinh thần của nhân dân”.
Đến tháng 31 tháng 7, ít nhất 229 nhà thờ Kitô giáo được cho là đã bị phá hủy hoặc bị phá dỡ thánh giá, 25 nhà thờ trong cộng đồng công khai và các cộng đoàn Công giáo không công khai đã bị ảnh hưởng.
(UCAN 05.08.2014)