Tâm tình của người Công Giáo khi mừng lễ Giáng Sinh
Trong những ngày này, không khí vui mừng đón chờ Chúa Giáng Sinh đang tràn ngập trên thế giới. Tại Việt Nam, nơi các thánh đường ở thôn quê hay thành thị; ngoài đường phố; trong các ngõ hẻm; ngay cả nơi công ty, xí nghiệp; nhà hàng, quán ăn…, đâu đâu cũng thấy không khí của của lễ hội. Không khí ấy lại nóng dần lên khi người người đi mua sắm, nhà nhà háo hức đợi chờ. Dù là người nghèo hay giàu, trẻ em hay cụ già, người theo đạo Công Giáo hay không, Giáng Sinh vẫn cứ là một ngày hội. Ngày hội tâm linh, ngày hội xã hội….
Đứng trước thực trạng ấy, là người Công Giáo, chúng ta nghĩ gì về việc mừng Lễ Giáng Sinh hiện nay? Và, thái độ cần có cách xứng hợp của chúng ta là gì khi Mùa Giáng Sinh về?
1. Trước tiên, Giáng Sinh dưới cái nhìn xã hội
Tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội…, chúng ta thấy rất rõ những hình thức chuẩn bị và ăn mừng Giáng Sinh. Một trong những hình ảnh dễ nhận ra nhất, chính là hang đá mọc lên như nấm. Đến nỗi hang đá trên lầu, hang đá dưới sân, hang đá trong phòng, hang đá ngoài đường, hang đá nơi ngã ba, ngoài ngã bẩy…. Ai có dịp đến đường Phạm Thế Hiển, quận 8 hay khu vực Xóm Mới – Sài Gòn thì thấy điều tôi nói quả là không sai. Còn hơn thế nữa, tại các trung tâm mua sắm, các khu vui chơi giải trí, ngay cả những chốn ăn chơi như quán Bar, “cafe đèn mờ”, họ cũng làm hang đá trước cửa nhà. Mục đích là cuốn hút sự chú ý của khách hàng, để đạt được mục đích xã hội và kinh tế.
Bên cạnh đó, nhiều người thi đua mời nhau đi nhậu. Nay tôi, mai anh. Nay nhóm này, mai nhóm khác…, nhậu tơi bời, nhậu hả hê, nhậu quên ăn, quên làm, thậm chí nhậu quên luôn cả lễ lạy cầu kinh…. Một sự lạm dụng đến sót xa!.
Như vậy, Giáng Sinh theo cái nhìn hiện sinh của con người và xã hội thì đây là thời điểm “hót” để bán hàng, dịp thuận tiện để mua sắm, là cơ hội để giao lưu…. Lời nhận định của Đức Hồng Y Oswald Gracias Chủ tịch FABC làm cho chúng ta phải suy nghĩ: “Ngày nay, người ta ít chú trọng vai trò của Thiên Chúa đối với cuộc sống con người. Chạy đua tiền bạc và những chân lý nửa vời” (Đức hồng y Oswald Gracias, Giáo hội tại Việt Nam cần tập trung vào việc huấn luyện đức tin, truy cập ngày 23-12-2012, trên: http://www.hdgmvietnam.org). Lời nhận định này thật thức thời để chất vấn lương tâm của chúng ta mỗi khi Mùa Giáng Sinh về.
Vậy, đâu là ý nghĩa đích thực của việc đón Chúa Giáng Sinh? Những việc làm cụ thể để mừng Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người là gì?
2. Giáng Sinh dưới cái nhìn đức tin và lối sống của người Công Giáo
Trước lễ Giáng Sinh, Giáo Hội mời gọi chúng ta có thời gian chuẩn bị để đón chờ Chúa đến. Thời gian đó ta gọi là Mùa Vọng. Mùa Vọng là Mùa mời gọi ăn năn sám hối, dọn sạch tâm hồn khỏi những hố sâu của tội lỗi, quanh co của dối trá, đồi cao của kiêu ngạo…, và hãy học nơi Mẹ Maria, luôn lắng nghe và thực hành Lời Chúa; đồng thời luôn tìm cách mang Chúa đến cho người khác, chấp nhận gian nan thử thách. Hơn nữa, đây cũng là thời gian thuận tiện để giao hòa lại với Thiên Chúa và anh chị em nơi Bí Tích Hòa Giải.
Trước tiên, đón mừng Giáng Sinh, không chỉ chuẩn bị những thứ bên ngoài, những thứ đó là việc cần nhưng không phải là việc quan trọng nhất. Việc quan trọng nhất là mỗi khi mừng lễ, chúng ta hãy mặc lấy tâm tình của người Do Thái khi nghe Gioan Tẩy Giả kêu mời “hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”; “hãy dọn sạch con đường tâm hồn để Chúa ngự đến”. Bên cạnh đó, mỗi khi mừng lễ Giáng Sinh, chúng ta cũng hãy hướng về ngày cách chung của thế giới và của mỗi người như một cuộc chất vấn lương tâm về những hành vi tốt – xấu của mình, hầu chuẩn bị cho xứng đáng đón Chúa ngự đến trong tâm hồn.
Thứ đến, Giáo Hội mời gọi mỗi người chúng ta hãy chiêm ngắm sự tự hạ của gia đình Thánh Gia. Mẹ Maria thì suy đi nghĩ lại trong lòng, không khoe khoang lên mặt với ai, dẫu biết rằng trong nhà mình có Hài Nhi Giêsu là Chúa các chúa, Vua các vua, là Chúa Tể trời đất. Với thánh Giuse, người là đấng Công Chính, luôn âm thầm và sẵn lòng vâng theo thánh ý Thiên Chúa trong cuộc đời. Còn Chúa Giêsu, Người đã tự hạ, trở nên Ngôi Lời, tức Thiên Chúa – người, để ở với và sống cùng chúng ta. Một mẫu gương tuyệt vời cho chúng ta noi theo mỗi khi chiêm ngưỡng hang đá.
Tiếp theo, khi mừng lễ Giáng Sinh, chúng ta hãy nghĩ đến tình yêu của Thiên Chúa Cha đổ tràn cho nhân loại qua Con Một của Người: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin và Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16-21). Đồng thời chúng ta cũng phải chia sẻ tình thương đó cho mọi người. Noi gương Mẹ Maria trong việc thăm viếng bà Elizabet, Mẹ có Chúa, Mẹ mang Chúa đến cho người khác, Mẹ chấp nhận gian nan đau khổ chỉ vì yêu, miễn sao tình yêu được chia sẻ và người đón nhận được bình an và hạnh phúc.
Thiết nghĩ, qua những gì vừa chia sẻ, chúng ta hãy làm mới lại tất cả những cung cách, tinh thần mỗi khi cử hành phụng vụ, để trong khi cử hành thánh đó, chúng ta đụng chạm được thực sự đến Thiên Chúa, Một Thiên Chúa – người.
Đến đây, xin mượn lời của Đức hồng y Oswald Gracias, Chủ tịch FABC trong dịp trả lời phỏng vấn của WHĐ và lời nhắn nhủ của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, trong thư mục vụ Mùa Vọng và Giáng Sinh 2019, để tôi và bạn cùng nhau suy tư, cầu nguyện và sám hối khi đón mừng Con Thiên Chúa Giáng Sinh. Ngài nói: “Giáo hội tại Việt Nam cần tập trung vào việc huấn luyện đức tin, mọi người cần hiểu biết về Tin Mừng nhiều hơn, tham dự Phụng Vụ cách sống động hơn. Cần phải tập trung để đưa Thiên Chúa trở về với cuộc sống, để đương đầu với những thách đố đến từ bên ngoài” (Đức hồng y Oswald Gracias, Giáo hội tại Việt Nam cần tập trung vào việc huấn luyện đức tin, đăng trên truy cập ngày 17 – 12 – 2019, trên http://conggiao.info.); “Đối với các bạn trẻ, dấn thân vào công cuộc truyền giáo sẽ giúp các bạn ngày càng trưởng thành trong tương giao với Thiên Chúa và con người, hoàn thiện các kỹ năng sống, đồng thời luôn nhạy bén trong phân định và không lãng phí những ân huệ Chúa ban” (Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, Thư mục vụ Mùa Vọng và Giáng Sinh năm 2019, số 4).
Để kết thúc bài viết, xin cầu chúc tất cả chúng ta, những người tin vào Thiên Chúa tình yêu, luôn cảm nếm và đạt được hạnh phúc khi đặt niềm hy vọng nơi Thiên Chúa qua Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ đã và đang đến để đồng hành cùng chia sẻ thân phận nhân loại của chúng ta, và trao cho chúng ta cơ hội “nên cao cả và được gọi là con Đấng Tối Cao” giống như Người (x. Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, Thư mục vụ Mùa Vọng và Giáng Sinh năm 2019, số 5).
Tác giả: Tu sĩ Jos. Vinc. Ngọc Biển, S.S.P.
1. Trước tiên, Giáng Sinh dưới cái nhìn xã hội
Tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội…, chúng ta thấy rất rõ những hình thức chuẩn bị và ăn mừng Giáng Sinh. Một trong những hình ảnh dễ nhận ra nhất, chính là hang đá mọc lên như nấm. Đến nỗi hang đá trên lầu, hang đá dưới sân, hang đá trong phòng, hang đá ngoài đường, hang đá nơi ngã ba, ngoài ngã bẩy…. Ai có dịp đến đường Phạm Thế Hiển, quận 8 hay khu vực Xóm Mới – Sài Gòn thì thấy điều tôi nói quả là không sai. Còn hơn thế nữa, tại các trung tâm mua sắm, các khu vui chơi giải trí, ngay cả những chốn ăn chơi như quán Bar, “cafe đèn mờ”, họ cũng làm hang đá trước cửa nhà. Mục đích là cuốn hút sự chú ý của khách hàng, để đạt được mục đích xã hội và kinh tế.
Bên cạnh đó, nhiều người thi đua mời nhau đi nhậu. Nay tôi, mai anh. Nay nhóm này, mai nhóm khác…, nhậu tơi bời, nhậu hả hê, nhậu quên ăn, quên làm, thậm chí nhậu quên luôn cả lễ lạy cầu kinh…. Một sự lạm dụng đến sót xa!.
Như vậy, Giáng Sinh theo cái nhìn hiện sinh của con người và xã hội thì đây là thời điểm “hót” để bán hàng, dịp thuận tiện để mua sắm, là cơ hội để giao lưu…. Lời nhận định của Đức Hồng Y Oswald Gracias Chủ tịch FABC làm cho chúng ta phải suy nghĩ: “Ngày nay, người ta ít chú trọng vai trò của Thiên Chúa đối với cuộc sống con người. Chạy đua tiền bạc và những chân lý nửa vời” (Đức hồng y Oswald Gracias, Giáo hội tại Việt Nam cần tập trung vào việc huấn luyện đức tin, truy cập ngày 23-12-2012, trên: http://www.hdgmvietnam.org). Lời nhận định này thật thức thời để chất vấn lương tâm của chúng ta mỗi khi Mùa Giáng Sinh về.
Vậy, đâu là ý nghĩa đích thực của việc đón Chúa Giáng Sinh? Những việc làm cụ thể để mừng Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người là gì?
2. Giáng Sinh dưới cái nhìn đức tin và lối sống của người Công Giáo
Trước lễ Giáng Sinh, Giáo Hội mời gọi chúng ta có thời gian chuẩn bị để đón chờ Chúa đến. Thời gian đó ta gọi là Mùa Vọng. Mùa Vọng là Mùa mời gọi ăn năn sám hối, dọn sạch tâm hồn khỏi những hố sâu của tội lỗi, quanh co của dối trá, đồi cao của kiêu ngạo…, và hãy học nơi Mẹ Maria, luôn lắng nghe và thực hành Lời Chúa; đồng thời luôn tìm cách mang Chúa đến cho người khác, chấp nhận gian nan thử thách. Hơn nữa, đây cũng là thời gian thuận tiện để giao hòa lại với Thiên Chúa và anh chị em nơi Bí Tích Hòa Giải.
Trước tiên, đón mừng Giáng Sinh, không chỉ chuẩn bị những thứ bên ngoài, những thứ đó là việc cần nhưng không phải là việc quan trọng nhất. Việc quan trọng nhất là mỗi khi mừng lễ, chúng ta hãy mặc lấy tâm tình của người Do Thái khi nghe Gioan Tẩy Giả kêu mời “hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”; “hãy dọn sạch con đường tâm hồn để Chúa ngự đến”. Bên cạnh đó, mỗi khi mừng lễ Giáng Sinh, chúng ta cũng hãy hướng về ngày cách chung của thế giới và của mỗi người như một cuộc chất vấn lương tâm về những hành vi tốt – xấu của mình, hầu chuẩn bị cho xứng đáng đón Chúa ngự đến trong tâm hồn.
Thứ đến, Giáo Hội mời gọi mỗi người chúng ta hãy chiêm ngắm sự tự hạ của gia đình Thánh Gia. Mẹ Maria thì suy đi nghĩ lại trong lòng, không khoe khoang lên mặt với ai, dẫu biết rằng trong nhà mình có Hài Nhi Giêsu là Chúa các chúa, Vua các vua, là Chúa Tể trời đất. Với thánh Giuse, người là đấng Công Chính, luôn âm thầm và sẵn lòng vâng theo thánh ý Thiên Chúa trong cuộc đời. Còn Chúa Giêsu, Người đã tự hạ, trở nên Ngôi Lời, tức Thiên Chúa – người, để ở với và sống cùng chúng ta. Một mẫu gương tuyệt vời cho chúng ta noi theo mỗi khi chiêm ngưỡng hang đá.
Tiếp theo, khi mừng lễ Giáng Sinh, chúng ta hãy nghĩ đến tình yêu của Thiên Chúa Cha đổ tràn cho nhân loại qua Con Một của Người: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin và Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16-21). Đồng thời chúng ta cũng phải chia sẻ tình thương đó cho mọi người. Noi gương Mẹ Maria trong việc thăm viếng bà Elizabet, Mẹ có Chúa, Mẹ mang Chúa đến cho người khác, Mẹ chấp nhận gian nan đau khổ chỉ vì yêu, miễn sao tình yêu được chia sẻ và người đón nhận được bình an và hạnh phúc.
Thiết nghĩ, qua những gì vừa chia sẻ, chúng ta hãy làm mới lại tất cả những cung cách, tinh thần mỗi khi cử hành phụng vụ, để trong khi cử hành thánh đó, chúng ta đụng chạm được thực sự đến Thiên Chúa, Một Thiên Chúa – người.
Đến đây, xin mượn lời của Đức hồng y Oswald Gracias, Chủ tịch FABC trong dịp trả lời phỏng vấn của WHĐ và lời nhắn nhủ của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, trong thư mục vụ Mùa Vọng và Giáng Sinh 2019, để tôi và bạn cùng nhau suy tư, cầu nguyện và sám hối khi đón mừng Con Thiên Chúa Giáng Sinh. Ngài nói: “Giáo hội tại Việt Nam cần tập trung vào việc huấn luyện đức tin, mọi người cần hiểu biết về Tin Mừng nhiều hơn, tham dự Phụng Vụ cách sống động hơn. Cần phải tập trung để đưa Thiên Chúa trở về với cuộc sống, để đương đầu với những thách đố đến từ bên ngoài” (Đức hồng y Oswald Gracias, Giáo hội tại Việt Nam cần tập trung vào việc huấn luyện đức tin, đăng trên truy cập ngày 17 – 12 – 2019, trên http://conggiao.info.); “Đối với các bạn trẻ, dấn thân vào công cuộc truyền giáo sẽ giúp các bạn ngày càng trưởng thành trong tương giao với Thiên Chúa và con người, hoàn thiện các kỹ năng sống, đồng thời luôn nhạy bén trong phân định và không lãng phí những ân huệ Chúa ban” (Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, Thư mục vụ Mùa Vọng và Giáng Sinh năm 2019, số 4).
Để kết thúc bài viết, xin cầu chúc tất cả chúng ta, những người tin vào Thiên Chúa tình yêu, luôn cảm nếm và đạt được hạnh phúc khi đặt niềm hy vọng nơi Thiên Chúa qua Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ đã và đang đến để đồng hành cùng chia sẻ thân phận nhân loại của chúng ta, và trao cho chúng ta cơ hội “nên cao cả và được gọi là con Đấng Tối Cao” giống như Người (x. Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, Thư mục vụ Mùa Vọng và Giáng Sinh năm 2019, số 5).
Tác giả: Tu sĩ Jos. Vinc. Ngọc Biển, S.S.P.