Các loại văn kiện của Giáo Hoàng
CÁC VĂN KIỆN GIÁO HOÀNG
1. Tông Hiến (Constitutio Apostolica): là một loại văn kiện rất quan trọng, bao gồm những đạo luật sửa chữa, bổ sung hay làm mới do giáo hoàng đưa ra. Tông hiến tác động rất lớn đối với hệ thống Giáo luật của Giáo hội và Pháp luật Thành Vatican.
2. Tông Thư (Littera Apostolica): Là những lá thư kém quan trọng hơn so với Tông Hiến, chúng có thể được viết ra dựa trên một vấn đề có liên quan tới học thuyết (ví dụ: Thư của Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhân dịp bắt đầu thiên niên kỷ thứ ba). Chúng cũng có thể thông báo một quyết định nào đó của giáo hoàng, chẳng hạn như phong chân phước một người nào đó, nâng một nhà thờ nào đó lên thành Vương cung thánh đường… nhưng nó mang nghĩa riêng tư.
3. Tông Huấn: Văn kiện này tương tự như Tông Thư, nhưng chứa đựng nhiều những kết luận, những đường hướng, những chỉ dẫn của giáo hoàng, sau khi đã suy xét vấn đề.
4. Tông Dụ (Epistula Apostolica): Văn kiện hướng dẫn của giáo hoàng dành cho những người cấp dưới thực hiện.
5. Sắc lệnh (Decretum): là những quy tắc pháp lý được ban hành để giải quyết những vấn đề cấp bách, không có tính ổn định của Giáo hội, nhưng chưa phải là luật hoặc đang trong giai đoạn hình thành luật. Sắc lệnh gồm có tổng quát và riêng biệt (khi có đơn thỉnh cầu để xin một ân ban nào đó).
6. Sắc chỉ (Bulla): là văn kiện bổ nhiệm các chức vụ trong giáo hội.
7. Tự sắc (Motu Proprio): Văn kiện thể hiện ý kiến hoặc tư tưởng riêng của giáo hoàng, không phải để trả lời cho một yêu cầu hay một ý kiến của người khác. Tình trạng hợp hiến do giáo hoàng đó quyết định. Tự sắc thường không tác động đến Giáo luật hiện hành của Giáo hội.
8. Thông Điệp: Những thông điệp ngắn gọn được viết hay được đọc ra, thường truyền đạt lời đón chào riêng của giáo hoàng đến với các cá nhân hay các nhóm người. Nội dung thường là để cổ võ, khuyến khích đời sống đức tin, luân lý dựa trên những biến đổi của xã hội, thế giới.
9. Tuyên bố Chung (Declaratio): Tức là tuyên bố chung của giáo hoàng với một vị lãnh đạo của một tôn giáo khác có liên quan đến sự hiểu biết chung.
Bài giảng: Tức là các bài giảng của giáo hoàng về những đoạn Kinh Thánh tại Thánh Lễ.
10. Buổi Tiếp kiến: Buổi Tiếp kiến Chung của giáo hoàng dành cho dân chúng, diễn ra vào Thứ Tư hằng tuần, tại Quảng trường Thánh Phêrô hoặc một địa điểm nào đó tại Vatican như Đại Thính Đường Phaolô VI. Các bài diễn thuyết của giáo hoàng khi tiếp kiến chung thường phản ánh tình hình thời đại. Buổi Tiếp kiến Riêng của giáo hoàng dành những cá nhân hay các nhóm. Chủ đề các bài nói chuyện lúc này tương ứng, thích hợp với khách mời. Ví dụ, vấn đề về y học đối với một nhóm các bác sĩ; hay tình hình thế giới với các nguyên thủ quốc gia, các nhà ngoại giao; những giảng dạy và những thủ tục của Giáo hội đối với các giám mục, viên chức của Giáo triều Rôma. Các buổi tiếp kiến dạng này thường diễn ra tại Sảnh Đường Công Nghị, Điện Tông Tòa hoặc Đại Thính Đường Phaolô VI.
11. Diễn Thuyết: Các văn kiện của giáo hoàng bên ngoài phạm vi của Thánh Lễ hay bên ngoài của những buổi tiếp kiến, có thể khi giáo hoàng đến thăm một nơi nào đó.
** Lưu ý : CÁC VĂN KIỆN TRÊN ĐƯỢC XEM LÀ CHÂN LÝ KHI CÓ ƠN BẤT KHẢ NGÔ CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG (NGHĨA LÀ CÓ ẤN TÍN TÔNG TÒA). CÒN LẠI CHỈ LÀ SỰ GỢI Ý CHO ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN CỦA CÁC TÍN HỮU
** Ơn bất khả ngộ (Papal Infallibility): là đặc sủng CHúa Thánh Thần ban cho Giáo hội thông qua Đức giáo hoàng để giảng dạy những điều không sai lầm thuộc về TÍN LÝ