Cách giao tiếp của Chúa Thánh Thần

 

HolySpirit.jpg

 

1. Bình an. Thánh Phaolô nói: “Ước gì ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân” (Cl 3:15). Chúng ta thấy rằng sự bình an tác động như người trọng tài đối với sự quyết định của chúng ta. An tâm hoặc không an tâm về điều gì đó là cách Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta tới bước kế tiếp.

 

2. Củng cố. Chúa Thánh Thần ban ơn củng cố khi chúng ta sống theo Ý Chúa. Đó là cách Ngài động viên chúng ta trên bước đường lữ hành trần gian.

 

3. Hình ảnh. Một số người trong chúng ta chỉ là những người sống theo thị giác, và Chúa Thánh Thần biết điều này. Ngài sẽ dùng hình ảnh để chúng ta biết chú ý tâm linh về điều gì đó.

 

4. Lương tâm. Nếu bạn đã từng nghe được tiếng nói trong lòng, cảm nhận điều gì đó cảnh báo trong lòng hoặc cảm thấy nên dừng lại ngay, đó là cách Chúa Thánh Thần báo động chúng ta trước một tình huống có thể khiến chúng ta xa cách Thiên Chúa. Ngài cũng dùng cách này để phát triển chúng ta về ơn hiểu biết.

 

5. Sự kiện. Chúng ta thường nói: “Cái gì cũng có chỗ của nó”. Đó là chúng ta để cho Chúa Thánh Thần chỉ huy chúng ta. Điều này xảy ra khi chúng ta xin được biết Ý Chúa. Chuỗi sự kiện xảy ra là cách Ngài cho chúng ta biết.

 

6. Tôn thờ. Tôn thờ là phương cách mạnh mẽ trong việc giao tiếp với Chúa Thánh Thần. Khi chúng ta để cho tinh thần hoàn toàn nối kết với Chúa Thánh Thần thì điều kỳ diệu có thể xảy ra.

 

7. Cầu nguyện. Thường xuyên dành thời gian cầu nguyện là cách đối thoại với Chúa Thánh Thần về cuộc đời chúng ta và biết được kế hoạch của Thiên Chúa dành cho chúng ta.

 

8. Lắng nghe. Đó là điều chính đáng và cần thiết. Ngay khi thức giấc, chúng ta phải biết hướng về Thiên Chúa: “Vâng, lạy Chúa, chính Ngài là Đấng con van vỉ, ngay từ sớm, Ngài đã nghe tiếng con. Ngay từ sớm, con tỏ bày ước nguyện, rồi chăm chú đợi trông” (Tv 5:4). Hằng ngày, mọi người đều có Lời Chúa chờ đợi mình, thật hạnh phúc nếu biết lắng nghe, nhưng lại thật bất hạnh nếu không biết lắng nghe!

 

9. Ghi nhớ. Đôi khi Chúa Thánh Thần đem đến một sự kiện, một con người hoặc một tình huống để chúng ta ghi nhớ. Trong một số trường hợp có thể là sự cản trở bạn kết hiệp với Thiên Chúa. Chẳng hạn như sự không tha thứ, nỗi đau thương (thể lý hoặc tinh thần), sự xúc phạm nào đó,… Đó là những ví dụ cụ thể.

 

10. Kinh Thánh. Chúa Thánh Thần không bao giờ mâu thuẫn với Lời Chúa. Hãy đọc Kinh Thánh để biết những gì bạn nghe và tin nhận Ngài.

 

TRẦM THIÊN THU

Để lại một bình luận

Tel: 0968428072