Chúa Nhật III PS A

          Hôm nay thánh Luca thuật lại việc Đức Giêsu hiện ra với hai môn đệ đi đến làng Emmau một cách sinh động với nhiều chi tiết rõ rệt. Đức Giêsu với tư cách là một khách bộ hành, đã trò truyện và giải thích Thánh Kinh cho hai ông để mở mắt các ông để các ông tin vào Chúa Phục sinh :”Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu đau khổ như thế rồi mới được hưởng vinh quang dành cho Người sao” Lc 24,26 ? Đặc biệt khi ngồi trò truyện trong nhà, các ông mới thấy rõ Đức Giêsu đang nói, đang cùng ăn với các ông. Không chịu nổi,  các ông phải tức tốc trở về Giêrusalem để báo tin và chia sẻ với các Tông đồ về sự kiện hy hữu này.

 

          Ngày nay, Đức Kitô Phục sinh vẫn ở bên cạnh chúng ta mà chúng ta không nhận ra Ngài như trường hợp hai môn đệ đi làng Emmau. Nhưng chúng ta chỉ nhận ra Ngài bằng con mắt đức tin. Ngài hiện diện khắp nơi trong mọi hòan cảnh, mọi biến cố, nhất là nơi những người anh chị em chúng ta. Trong cuộc sống Kitô hữu, khi nào cũng có Chúa đồng hành. Một khi đã có Chúa hiện diện ngay bên, chúng ta còn sợ gì ? Thánh Phêrô lặp lại lời Đức Giêsu đã khuyên để trấn an các tín hữu :”Đừng sợ những kẻ làm hại anh em và đừng xao xuyến”(1Pr 3,14; Kh 1,17; 2,10). Hãy sống xứng đáng với danh hiệu là con cái Chúa Phục sinh.

           

 

          1. Bài đọc 1 : Cv 2,14-22b-33.

 

          Trong ngày lễ Ngũ tuần, khi những người Do thái qui tụ chung quanh nhà Tiệc ly chứùng kiến sự lạ xẩy ra, thánh Phêrô thuyết pháp cho họ bài kéryma đầu tiên. Theo đó, người Do thái phải biết rằng Đức Giêsu là người mà Thiên Chúa đã sai đến với họ, đã làm nhiều phép mầu, dấu lạ và những việc phi thường để chứng minh sứ mạng cứu thế của Ngài. Ngài đã bị giết chết.  Tất cả những điều này, người Do thái đã biết, nay chỉ cần nhắc lại là họ nhớ.

 

          Nay Thiên Chúa đã cho Ngài sống lại. Chính trong cái chết của mình, Chúa Giêsu  đã thực hiện công trình cứu độ nhân loại. Thiên Chúa đã cho Ngài phục sinh và ban tặng vinh quang cho Ngài.  Người Do thái chắc chắn  không hiểu nổi mầu nhiệm nơi Chúa Giêsu phục sinh,  nên thánh Phêrô đã nhắc lại thánh vịnh 15 để chứng minh rằng Đức Giêsu chính là Đấng Messia.

 

          2. Bài đọc 2 : 1Pr 1,17-21.

 

          Trong lá thư thứ nhất, thánh Phêrô tông đồ kêu gọi mọi người hãy tin cậy vào Thiên Chúa và Đức Giêsu phục sinh, vì đã được trả bằng giá máu của Chúa Kitô. Có hai điểm chính :

          a) Nhờ cái chết của Chúa Kitô, mọi người đã được cứu thoát khỏi ách của ma qủi, tội lỗi và sự chết. Việc cứu thoát ấy không được thực hiện bằng vàng bạc như các nô lệ dùng để mua lại sự tựï do, nhưng được giải phóng bằng chính máu của Đức Kitô.

          b) Từ nay, các tín hữu hãy đặt trọn niềm tin cậy phó thác vào Thiên Chúa và Đức Giêsu phục sinh. Hãy kính sợ Chúa. Sợ đây không có nghĩa  là sợ hãi, sợ hình phạt mà là lo làm sao đừng bao giờ làm mất tình nghĩa với Thiên Chúa.

 

          3. Bài Tin Mừng : Lc 24,13-35.

 

          Bài Tin Mừng cho thấy sau cái chết của Chúa Giêsu, các môn đệ tỏ ra bàng hoàng lo lắng, thất vọng. Đã có hai môn đệ rời bỏ cộng đoàn để về quê cũ là Emmau. Chúa Giêsu muốn lấy lại niềm tin cho các ông còn non kém, yên ủi, khích lệ các ông để các ông mạnh dạn đi rao giảng Tin mừng phục sinh.

 

          Đức Giêsu đồng hành với hai môn đệ dưới hình thức khách bộ hành, giải thích cho các ông hiểu những đoạn Thánh kinh nói về Chúa Kitô để các ông hiểu rằng Đức Kitô phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Ngài.  Và sau cùng Đức Kitô phục sinh tỏ lộ cho hai ông thấy con người thật phục sinh của Ngài trong lúc bẻ bánh.   Ngày này Chúa Kitô phục sinh vẫn còn hiện diện trong Giáo hội và nơi chúng ta với cách thức mới : Ngài hiện diện nơi Lời của Ngài và nơi bí tích Thánh Thể.

 

         4. Thực hành Lời Chúa

                                                Chúa Giêsu Phục Sinh vẫn  ở với chúng ta mỗi ngày.

Để lại một bình luận

Tel: 0968428072