Con ra đời có mẹ cha

 

Mỗi người khi chào đời, có nhiều hòan cảnh đưọc sinh ra khác nhau về khỏang không gian, thời gian, địa lý… hòan tòan không giống nhau.

Nhưng họ đều nhìn thấy một đều giống nhau là gưong mặt một người mẹ. Nói tới mẹ thì không ai phủ nhận công ơn qúa đổi cao vời, không gì trên thế gian này có thể so sánh được tình yêu thuơng của cha mẹ dành cho những đứa con thân yêu của mình.

Mẹ là bạn sẽ chia niềm vui, nỗi buồn.
Mẹ chở che, cho con bước đi vào đời.
Mẹ vất vả đêm ngày cho con khôn lớn.
Dáng Mẹ dịu dàng và luôn bao dung.
Mẹ luôn lặng thầm nhưng cao cả nhất.
Mẹ nồng nàn nhưng tha thiết vô cùng.

Hạnh phúc nhất cho những ai còn mẹ, trên thế gian này không có người mẹ nào xấu, chỉ có những người mẹ nhân từ, mẹ giàu ắp tình thương với con cái là vô bờ bến.

Mẹ luôn bên cạnh, cho những bước đi tập tễnh vào đời, và mẹ luôn dỗ dành những khi con vấp ngã. Mẹ luôn ở đó, dù cho con ơi, con có là ông này – bà nọ, con có danh – có vị. ….

Nhưng với cha, với mẹ con cũng chỉ là những đứa trẻ thơ trong hình hài một người lớn mà thôi.
Truyền thống Việt Nam mình từ ngàn đời con cái có hiếu với cha mẹ luôn là một tấm gương tốt cho mặt đạo đức, chính vì thế mà giá trị con người cũng một phần vì đó mà ra. Có làm chức cao, vọng trọng đến đâu, mà thiếu đi một phần trách nhiệm yêu thương – hiếu thảo với cha mẹ thì cũng bằng thừa. Nói như vậy, chứ có người thì bộc lộ được cảm xúc, nhưng có người dù có lòng yêu thương cũng diễn tả được bằng lời.

Nói đến công ơn của cha mẹ thì không gì là đủ…. Bởi bao gian truân mà nguời làm cha, làm mẹ đã phải trải qua, cứ mỗi bước đi lên của con là hơi thở dáng vóc của người cứ ngày một yếu dần… Dù vậy nhưng theo thời gian, tình yêu đó cứ mãi tăng trưởng cho đến khi con trưởng thành.

Có bao giờ một người làm con tự hỏi : “Tại sao cha mẹ mình lại tốt với mình như vậy?” Xin trả lời là những người làm con đó ít nhất một lần trong đời đều trả lời : “Tại họ là cha, là mẹ mình”. Nếu như nói dến một câu ca dao quen thuộc, nằm lòng mọi người:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nuớc trong nguồn chảy ra.”

Thì cũng chính là câu hỏi và là câu trả lời rồi còn gì. Một hình ảnh núi cao, rất cao. Và nước trong nguồn thì sâu, sâu lắm…Mà người tầm thường đâu tính được: núi cao bao nhiêu, sông rộng bấy sâu?
Mặc dù ngày nay, núi có cao tới đâu thì vẫn có thể đo đuợc, nước trong nguồn tuy vô tận cũng tính được lưu lưọng, biển sâu mênh mông chắc hẳn cũng phải có bến bờ….

Nói như vậy, không phải để nói mấy câu thơ này không có lý, dù cho sự thật là đã có những nhà thám hiểm đi vào lòng đại dương gì đi nữa. Nhưng dù sao đó cũng là một phần minh chứng cho công lao vô cùng to lớn không gì đền đáp được.

Khi còn là một đứa trẻ thì suốt ngày quấn quít bên chân mẹ, lớn hơn tí xíu thì bù lu, bù loa khóc nhè, vì bị gìanh đồ chơi. Khi đến độ tuổi biết yêu thì mọi việc cứ rối rắm cả lên. Lúc bấy giờ thấy cha mẹ như một ghánh nặng để đời vậy. Muốn tâm sự hỏi thăm cũng khó khăn lắm chứ chẳng chơi. Vì tuổi này muốn học cách làm người lớn, tự coi mình là trung tâm của vũ trụ, nên ngày một xa cha, xa mẹ dần.

Có lần gặp tình huống dở khóc, dở cười của một gia đình nọ:

Cha hay mẹ hỏi:

-Con ơi sao con hôm nay buồn vậy?

Đứa con vội trả lời bằng cách: Vội đi thẳng vào phòng, đóng sập cửa lại cái rầm.

Có hôm thì:

-Con ơi sao hôm nay con về khuya vậy?

-Đó là việc của con.

Lúc khác:

Con có người yêu chưa? Người Mẹ chỉ muốn quan tâm coi con mình đang kết thân với ai, thì đứa con giận dữ thét vào mặt Mẹ mình rằng:

-Sao mẹ phiền hà quá đi, hay là : “Đã bảo đó là chuyện riêng của con…”

Và một ngày khác đẹp trời:

-Con à! hôm nay ở trường có gì vui không ?

Hay dù cho những lúc thấy gương mặt con không vui ! Mẹ chỉ muốn chia sẽ. Vậy mà đứa con trả lời dửng dưng, ngắn ngọn , quá xúc tích, nhưng thật quá đau lòng:

-Mặc kệ con ….

Không chỉ dần lại ở đó, có những đứa con còn chối cha, chối mẹ ruột của mình, chỉ vì họ xấu, họ nghèo….
Nhớ lại cái nghèo của xã hội ngày xưa, cơm không đủ no, áo không đủ mặc. Nhiều khi miếng ăn hôm nay, phải để dành tới ngày mai ăn tiếp.

Quá nhiều trân chuyên, những gian truân mà cha mẹ vì chúng ta phải bon chen trong cuộc sống, giông bão kiếp người nào mà vì ta chưa nếm trải. Thế đó, dù xã hội có biến chuyển như thế nào thì tình yêu đó vẫn tồn tại và không bao giờ chấm dứt.

Cha mẹ đã hy sinh quá nhiều, chỉ cho và không mong nhận lại gì. Do vậy bổn phận làm con cái trong gia đình cũng nên hiếu thảo, giữ lễ nghĩa, vâng lời. Còn ngòai xã hội, thì nên cố gắng thành một người tốt, có ích cho xã hội, cho xứng đáng với cái tình mà cha mẹ đã một đời dành cho mình.

Hãy luôn nhớ rằng một điều, dù bước chân con đi tới đâu, ánh mắt cha mẹ vẫn luôn dõi theo con.
Dù con có vấp ngã, nơi đây luôn có cha mẹ dang rộng vòng tay.

Và, con ơi, con là nơi bắt đầu, và là mục đích cuối cùng để cha mẹ được chăm sóc, nâng đỡ và luôn luôn vì con.

Trong Thánh Kinh có đọạn:

“Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ mình trong Chúa, vì điều đó là phải lắm.Hãy tôn kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được phước và sống lâu trên đất”.

Đúng thế còn cha, còn mẹ là điều hạnh phúc nhất trên cuộc đời này. Mất cha, mất mẹ là coi như mất tất cả sự giàu có của một đời người. Nên hết lòng thảo kính cha mẹ khi họ còn bên mình.

“Đường đời con đi khập khiễng lắm không?
Cha mẹ dang rộng đôi tay ôm con vấp ngã.
Nở nụ cười theo bước con thành công.
Có thêm niềm vui khi con hạnh phúc bình yên.”

 

Nguồn: tinmung.net

Để lại một bình luận

Tel: 0968428072