Đức Phanxicô nói về hy vọng, cô đơn và tha thứ

by Phanxicovn

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2022/04/duc-phanxico-noi-ve-hy-vong-co-don-va-tha-thu.jpg

fr.zenit.org, Anita Bourdin, 2022-04-16

Trong cuộc phỏng vấn 50 phút quay ở Nhà Thánh Marta, Đức Phanxicô trả lời các câu hỏi của nhà báo Ý Lorena Bianchetti về chiến tranh Ukraine, về cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu Kitô.

Sau đây là phần Đức Phanxicô nói về hy vọng, cô đơn và tha thứ.

Lời cầu nguyện để xin chấm dứt đại dịch

Đức Phanxicô nhắc lại ngày 27 tháng 3 năm 2020, ngày cầu nguyện xin chấm dứt đại dịch: “Tôi đi tìm, tôi cảm nhận sự bi thảm của thời điểm này, của rất nhiều người. Nhưng bà nhấn mạnh đến sự cô đơn, đau khổ của thời điểm, của người lớn tuổi. Thật là kỳ lạ: luôn có người phải trả giá. Và người trẻ cũng bị, vì chúng ta đang phá vỡ hy vọng của họ. Chúng ta làm cho họ phải đi con đường của Turandot: “Hy vọng luôn làm thất vọng”. Không, hy vọng không làm thất vọng! Nhưng chính người trẻ và người lớn tuổi đều có trong tay, trong trái tim họ khả năng để phản ứng: đó là lý do vì sao tôi nhấn mạnh rất nhiều vào đối thoại giữa người trẻ và người già. Minh triết của người lớn tuổi kèm với nỗi cô đơn họ phải chịu đựng. Minh triết của người lớn tuổi thường bị xem thường và bị bỏ rơi trong nhà già. Tôi thích đến nhà hưu dưỡng ở Buenos Aires, có rất nhiều nhà hưu dưỡng ở các thành phố lớn. Tôi hỏi một bà: “Bà khỏe không? Bà có bao nhiêu người con? Bốn, vậy các con có đến thăm bà không?” “Chúng không để tôi một mình.” Cô y tá nghe và khi đi ra cửa cô nói: “Thưa cha, từ sáu tháng nay không có ai đến thăm”. Bỏ rơi người già, bỏ rơi minh triết, vì đôi khi chúng ta nghĩ mình là siêu nhân, cái gì cũng biết. Chúng ta không biết gì cả! Sự cô đơn của người già và việc dùng người trẻ vì người trẻ mà không có trí tuệ đến từ một dân tộc sẽ đi sai. Chúa Giêsu có tất cả điều này trong lòng vào lúc đó: tất cả chúng ta đều ở đó.”

Bà nhắc lại lời cầu nguyện Statio Orbis tháng 3, cách đây hai năm và bà cảm nhận được tất cả điều này. Nhưng tôi không biết quảng trường vắng, tôi không biết điều này. Tôi đến nơi và không có ai cả. Đúng, tôi biết trời mưa sẽ ít người, nhưng không có ai. Đó là một thông điệp của Chúa để hiểu hết sự cô đơn. Sự cô đơn của những người già, sự cô đơn của những người trẻ chúng ta để họ một mình. “Để họ tự do”. Không! Họ sẽ đơn độc, sẽ bị nô lệ. Đồng hành cùng họ! Đó là lý do vì sao họ phải lấy di sản của người lớn tuổi, phải lấy cờ hiệu món nợ của những người này. Sự cô đơn của người trẻ, người già. Nỗi cô đơn của những người đau khổ vì bị tâm lý ở viện dưỡng lão. Nỗi cô đơn của những người sống thảm kịch cá nhân hay gia đình. Nỗi cô đơn của phụ nữ bị chồng đánh đập, nhưng im lặng để cứu gia đình. Chúng ta có rất nhiều cô đơn. Bạn có cô đơn của bạn. Tôi có cô đơn của tôi: chắc chắn bạn có những cô đơn. Những cô đơn nhỏ bé, nhưng chính ở đó, trong những cô đơn nhỏ bé này, chúng ta có thể hiểu được sự cô đơn của Chúa, cô đơn của thập giá.”

Về câu hỏi giáo hoàng có cô đơn không, ngài trả lời: “Không, Chúa đã tốt với tôi. Tôi không biết. Luôn luôn, nếu có một chuyện chẳng lành, Ngài luôn đặt một người nào đó giúp tôi! Ngài rất quảng đại. Có lẽ Ngài biết một mình tôi, tôi không làm được!”

Tiếp đó là câu hỏi về tha thứ: “Làm sao chúng ta có thể dễ thương và tha thứ cho tất cả những người đã làm tổn thương chúng ta, những người giết người vô tội, những người bị tổn thương không chỉ về thể xác mà còn về tâm lý?”

Đức Phanxicô tâm sự: “Tôi cho bà công thức của tôi. Nếu tôi không phạm tội ác này, đó là do bàn tay Ngài ngăn tôi lại, do lòng thương xót của Ngài. Tôi chắc chắn, nếu không tôi đã làm những chuyện như vậy, nhiều chuyện rất xấu. Và điều này, tôi là nhân chứng lòng thương xót Chúa. và vì thế tôi không thể lên án ai đến xin tha thứ. Tôi luôn phải tha thứ. Mỗi người trong chúng ta có thể tự nói điều này khi xét mình. Đúng là tôi có thể không ở mức độ cảm xúc: “Đến đây và hôn tôi”. Không, có lẽ tôi sẽ tức giận! Nhưng tôi nói, “Lạy Chúa, xin hãy cất đi cơn giận của con, con đã tha thứ, nhưng con không có cảm giác tha thứ. Con tha thứ. Lạy Chúa, xin Chúa dàn xếp để mang lại sự tha thứ này…”.

Tha thứ có phải là “thần thánh” không?

“Đúng vậy, cuối cùng thì tha thứ cũng là chuyện như vậy.”

Và đến vấn đề đau khổ: cô đơn, covid, thất nghiệp. “Cha muốn gởi đến các nạn nhân lời hy vọng nào?”

Đức Phanxicô trả lời: “Từ chính yếu mà bà vừa nói, đó là hy vọng. Hy vọng không phải là ve vuốt rồi nói: “À, mọi chuyện rồi sẽ qua thôi, đừng lo lắng.” Hy vọng là một căng thẳng hướng về tương lai, hướng về Trời. Đó là lý do vì sao hình ảnh của hy vọng là chiếc neo: neo cắm vào đó, và tôi với sợi dây ở đó, để đến đó, để giải quyết các tình huống, nhưng luôn với sợi dây này. Hy vọng không bao giờ làm thất vọng, nhưng giúp chúng ta chờ. Hy vọng là người đầy tớ của đời sống công giáo, của đời sống kitô giáo. Đó thực sự là đức tính khiêm tốn nhất. Hy vọng ẫn giấu, nhưng nếu chúng ta không có nó trong tầm tay thì chúng ta sẽ không tìm ra con đường đúng. Hy vọng là điều giúp chúng ta tìm ra con đường đúng đắn. Có hy vọng không phải là có ảo tưởng: “Tôi sẽ… nhờ ai đó đọc chỉ tay cho tôi… mọi sự sẽ ổn thôi. Không, đó không phải là hy vọng. Hy vọng là xác quyết tôi giữ trong tay sợi dây của chiếc neo đó. Chúng ta thích nói về đức tin, về lòng bác ái: hãy nhìn vào nó! Hy vọng là một chút gì như một đức tính ẩn giấu, đức tính nhỏ, đức tính nhỏ của gia đình. Nhưng đó là đức tính mạnh nhất cho chúng ta.”

Một thông điệp dành cho người trẻ: “Đừng lầm hy vọng với lạc quan. Lạc quan chúng ta có thể mua ở tiệm. Chúng ta biết đó, lạc quan bán chạy! Nhưng hy vọng là một cái gì đó khác. Hy vọng là tin chắc chúng ta đi đến sự sống. Có một thi sĩ lớn Argentina có một câu, một bài thơ luôn làm tôi xúc động, ông định nghĩa cuộc sống: “Cuộc sống là cái chết đang xảy ra”. Không, cuộc sống không phải là cái chết đang xảy ra: cuộc sống, có lẽ, là cái chết để đến với sự sống! Niềm hy vọng vào điều này rất mạnh mẽ: đó là sợi dây neo này. Hy vọng không bao giờ thất vọng! Nhưng hy vọng là khiêm nhường, hy vọng đích thực là người phục vụ của đời sống Kitô hữu. Nhưng thường chính những người giúp việc lại đưa đời sống gia đình đi tới đàng trước.

Marta An Nguyễn dịch

Để lại một bình luận

Tel: 0968428072