Đức Phanxicô: “Tôi đã nghĩ đến việc đi Ukraine, nhưng ý Chúa không phải lúc này”

by Phanxicovn

lastampa.it, Domenico Agasso, 2022-09-28

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2022/09/toi-da-nghi-den-viec-di-ukraine-nhung-y-chua-khong-phai-luc-nay-1-700x394.jpg

Đức Phanxicô nói với các tu sĩ Dòng Tên khu vực Nga (Ảnh của linh mục Antonio Spadaro

Tạp chí Văn minh Công giáo La Civiltà Cattolica đăng bài nói chuyện của Đức Phanxicô với các tu sĩ Dòng Tên ở Kazakhstan của linh mục Antonio Spadaro, giám đốc tạp chí.

“Tôi đã định đi đến Ukraine. Nhưng theo tôi, dường như ý Chúa không nên đi vào thời điểm này. Thật là sai lầm khi nghĩ xung đột là “giữa Nga và Ukraine” và chỉ như vậy. Không: đó là chiến tranh thế giới. Là một sai lầm khi xem cuộc chiến này như phim cao bồi trong đó có một bên tốt, một bên xấu. Đức Phanxicô mong có một bước ngoặt cần thiết để sớm có hòa bình: giải phóng “trái tim khỏi hận thù”.

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2022/09/toi-da-nghi-den-viec-di-ukraine-nhung-y-chua-khong-phai-luc-nay-2-700x324.jpg

Trong chuyến tông du đi Kazakhstan, Đức Phanxicô gặp 19 tu sĩ Dòng Tên làm việc tại “Vùng Nga” ngày 15 tháng 9 tại Tòa sứ thần.

Cố vấn của Đức Jorge Mario Bergoglio nói ngài mời chúng tôi đặt câu hỏi và phản hồi. Nói về địa chính trị và nguyên nhân cuộc xung đột, ngài tái khẳng định “nạn nhân là Ukraine. Tôi muốn nghĩ về các lý do vì sao chiến tranh này lại không thể tránh được. Theo một cách nào đó, chiến tranh cũng giống như hôn nhân. Để hiểu rõ, chúng ta cần điều tra các động lực đã phát triển xung đột. Theo ngài, có những yếu tố quốc tế “đã góp phần kích động chiến tranh. Chúng ta không thể đơn giản hóa khi suy nghĩ về nguyên nhân của cuộc xung đột”. Ngài nhận thấy “chủ nghĩa đế quốc đang xung đột. Và, khi họ cảm thấy bị đe dọa và suy sụp, các đế quốc phản ứng, nghĩ rằng giải pháp là tiến hành một cuộc chiến tranh để bù đắp cho chính họ, và cũng để bán và thử nghiệm vũ khí”.

Bây giờ, chúng ta cần “giải phóng trái tim khỏi hận thù”. Ngài nhớ lại chuyến thăm sứ quán Nga của ngài: “Đó là một cử chỉ bất thường: giáo hoàng không bao giờ đến sứ quán. Các giáo hoàng chỉ tiếp cá nhân đại sứ khi họ đến trình ủy nhiệm thư và khi họ hết nhiệm kỳ, họ đến chào từ biệt. Tôi đã nói với đại sứ, tôi muốn nói chuyện với Tổng thống Putin, xin ông cho tôi một cửa sổ đối thoại nhỏ”.

Ngài nhấn mạnh sự hiện diện của Tòa thánh “ở Ukraine mang giá trị giúp đỡ và hỗ trợ. Đó là một cách để thể hiện sự hiện diện. Tôi cũng đã nghĩ đến việc có thể đi Ukraine, nhưng dường như ý Chúa không phải là đi vào thời điểm này.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Để lại một bình luận

Tel: 0968428072