François-Xavier Amherdt: “Thời gian đã chín muồi cho một Vatican III”

by Phanxicovn

Tiến trình đồng nghị trong Giáo hội hoàn vũ đặt ra nhiều câu hỏi. Cách tiếp cận được đón nhận ở Thụy Sĩ như thế nào, những kỳ vọng và thách thức là gì? Giáo sư thần học mục vụ François-Xavier Amherdt tại Đại học Fribourg giải thích tình huống này.

cath.ch, Raphaël Zbinden, 2021-11-05

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2021/11/1-1-696x299.jpg

Giáo sư François-Xavier Amherdt tin tưởng vào tiến trình thượng hội đồng | © Grégory Roth

Giáo sư nghĩ lý do nào giáo hoàng chọn phát động con đường đồng nghị này?

Giáo sư François-Xavier Amherdt: Tài liệu chuẩn bị đã trích lời Giáo phụ Jean Chrysostome: “Giáo hội và tính đồng nghị đồng nghĩa với nhau.” Thực chất giáo hoàng mong muốn kết nối lại với thực hành của Giáo hội thời thiên niên kỷ thứ nhất, mà Công đồng Vatican II đã vinh danh: tính đồng nghị và nguyên tắc thứ bậc trong Giáo hội phục vụ cho sự hiệp thông “Công giáo”.

Vì thế tiến trình đồng nghị 2021-2023 được đề xuất như một giai đoạn quyết định trong việc tiếp nhận Công đồng Vatican II và đặc biệt là Hiến chế Vui mừng và Hy vọng Gaudium et Spes. Đức Phanxicô nói: “Con đường dẫn đến tính đồng nghị chính xác là con đường Chúa mong chờ ở Giáo hội của thiên niên kỷ thứ 3” (bài phát biểu nhân kỷ niệm 50 năm Thượng hội đồng, ngày 17 tháng 2 năm 2015). Quá trình này cũng tự thể hiện như một kairos (khoảnh khắc của cắt đứt, của thay đổi) vì cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục đã làm tổn hại sâu đậm đến uy tín của toàn thể Giáo hội, và ngay cả với Tin Mừng.

Những điểm nào đặc biệt giữ lại trong trọng tâm của triều giáo hoàng?

Có hai. Trước hết là phải tính đến tiếng nói của toàn thể dân Chúa, mà sứ mạng loan báo Tin Mừng được giao phó, lắng nghe “ý thức tốt lành về đức tin của tín hữu”, cảm nhận đức tin của các tín hữu, sensus fidei fidelium.

“Nhưng nếu ai cũng nói: ‘Giọt nước không làm thành dòng sông’ thì sẽ không bao giờ có dòng sông hay đại dương!”

Thứ hai là đạt được sự đa dạng hợp pháp trong sự hiệp thông, theo giáo hội học của Hiến chế Tín lý về Giáo hội, Lumen Gentium (1964). Chẳng hạn, với những trách nhiệm lớn hơn được giao phó cho các Hội đồng Giám mục khu vực và lục địa. Chúng ta cảm nhận được điều này trong lần Thượng hội đồng về Amazon và trong Tông huấn Querida Amazonia (2020), khi Đức Phanxicô, đã không thực hiện những thay đổi cho các bộ và cho cơ cấu mà một số người đã hy vọng, đã cho thấy vai trò quan trọng của thực thể địa phương. Điều này đã đạt được một phần nhờ sự thành lập Hội đồng Giáo hội Amazonian (CEAMA) gần đây.

Đó là “những sợi chỉ dẫn đường” của triều giáo hoàng…

Đúng vậy, bằng chứng là Thư gởi Dân Chúa rất mạnh của Đức Phanxicô gởi vào mùa hè năm 2018, khi ngài mời gọi tất cả những người đã được rửa tội nghĩ về một mô hình Giáo hội loại bỏ mọi hình thức “giáo quyền”, là nguồn gốc của lạm dụng quyền lực, lạm dụng lương tâm, lạm dụng sự toàn diện về thể lý.

Trong tác phẩm Một thời để thay đổi năm 2020 (Un temps pour changer, 2020), chính xác ngài viết: “Tính đồng nghị bắt đầu bằng việc lắng nghe tất cả dân Chúa. Một Giáo hội giảng dạy trước hết là một Giáo hội biết lắng nghe […]. Trong năng động của Thượng Hội đồng, các khác biệt được diễn tả và mài dũa cho đến khi có được đồng thuận, nếu không đồng thuận, thì ít nhất cũng hài hòa, giữ được sắc thái tốt đẹp của những khác biệt.” Như thế chúng ta có thể khẳng định Đức Phanxicô đã có phần tiếp theo trong các ý tưởng!

Giáo hoàng và Vatican mong chờ gì ở tiến trình này? Và sẽ làm gì với các câu trả lời nhận được?

Tôi không thể đoán trước được giáo hoàng và các nhà cầm quyền Vatican sẽ làm gì với những câu trả lời thu thập được. Chắc chắn những diễn tả địa phương chỉ là những giọt nước trong “tổng hợp mênh mông của những tổng hợp và những tổng hợp”. Nhưng nếu ai cũng nói: ‘Giọt nước không làm thành dòng sông’ thì sẽ không bao giờ có dòng sông hay đại dương!

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2021/11/2-1-696x298.jpg

Ở Sion, những người tham dự đã đi bộ đến vương cung thánh đường Valère | © Vera Rüttimann

Kế tiếp, đó là kinh nghiệm thiêng liêng mà Đức Phanxicô mời gọi các cộng đồng giáo hội, giáo dân cũng như thừa tác viên được phong chức. Vì chỉ khi kết hợp chúng ta lại với nhau để lắng nghe Lời và Chúa Thánh Thần thì mới có thể khắc phục được các đối nghịch và đưa ra ánh sáng những con đường mới, phục vụ vì lợi ích chung.

“Có một mong muốn mãnh liệt để các ứng xử giáo hội trở nên huynh đệ và có chiều ngang hơn”

Đây không phải là một cuộc thực thi dân chủ theo nghĩa chính trị của thuật ngữ này, dựa trên đa số đề xuất cho chúng ta, nhưng là quá trình tìm kiếm sự hiệp thông, theo ý muốn của Chúa cho Nước Chúa.

Kế đó, giáo hoàng lại muốn cảm nhận thật nhiều “mùi của đàn chiên”, theo cách nói ví von mà ngài yêu thích, để có thể làm nền tảng cho những cải cách có thể có mà ngài có thể đề xuất trên một biểu hiện rộng rãi của tính tập thể, giữa các tín hữu và các giám mục. Chúng ta hãy tin tưởng!

Giáo sư có nhận thấy một cam kết lớn liên quan đến con đường đồng nghị ở Thụy Sĩ vùng nói tiếng Pháp không?

Linh mục đại diện giáo phận Jean Jacques Theurillat của giáo phận Jura rất “hứng khởi” với tiến trình đồng nghị này. Vùng nói tiếng Pháp của giáo phận Basel được ơn ích từ đà kết hiệp của ba giáo phận nói tiếng Đức (St. Gall và Coire), qua các tài liệu, bảng câu hỏi đơn giản hóa và phương pháp mô phạm.

“Giáo hội như một chiếc tàu viễn dương khổng lồ chứ không phải là chiếc buồm nhỏ”

Tôi ghi nhận một sự nhiệt tình tương tự từ phía giám mục Jean-Marie Lovey, giáo phận Sion: trong ngày chúa nhật phát động tiến trình, ngài đã mời các giáo xứ, các nhóm, phong trào, tham dự buổi phụng vụ Lời Chúa tại nhà thờ chính tòa Sion, sau đó là cuộc đi bộ đến vương cung thánh đường Valère, và kết thúc bằng buổi kinh chiều.

Còn các giáo phận Lausanne, Geneva và Fribourg thì sao?

Giám mục Charles Morerod muốn dành cho các cộng đoàn địa phương có sáng kiến riêng của mình. Một thách thức được thực hiện theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào bốn bang và phần nói tiếng Đức của giáo phận. Tôi xin đưa ra một số sáng kiến của các giáo phận – và nó không phải là đầy đủ! – các thủ tục rất năng động và sáng tạo của bang Vaud, được Văn phòng Đào tạo SEFA hỗ trợ, với nhận thức về tầm quan trọng của tiến trình được giao cho các nhóm mục vụ.

Có những kỳ vọng cụ thể nào theo các thành phần của Giáo hội (giáo sĩ, giáo dân, tín hữu) không?

Bên cạnh những người không mong chờ gì, nếu không là thận trọng giữ nguyên hiện trạng, thì những hy vọng được đặt vào Thượng Hội đồng cũng rất cao, về phía tín hữu, về các giáo dân dấn thân cũng như trong hàng ngũ các giáo sĩ hay các nhà thần học.

Một mặt, họ quan tâm đến việc thực thi thẩm quyền, cho dù ở cấp độ của tổ chức quản trị, việc thực hiện hình thức tham dự cho những người có trách nhiệm, như tính tập thể và việc đọc lại. Mặt khác, chúng ảnh hưởng đến việc thúc đẩy các thái độ thích ứng, như lắng nghe, tôn trọng những người đã cam kết, các nhà quản lý và các chức năng, khả năng có một độ lùi, hoặc ngay cả có ý thức về lợi ích chung.

Điều này có ý nghĩa gì?

Việc thực hiện một khuôn khổ cho việc thực thi thẩm quyền này, đặc biệt là liên quan đến các nguy cơ của những phóng đãng và lạm dụng, qua việc thành lập các cơ quan giám sát các hoạt động và biện pháp khắc phục trong trường hợp có vấn đề, những vấn đề hiện nay ít có hoặc không có.

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2021/11/3-1.jpg

Linh mục đại diện giáo phận Jean Jacques Theurillat của giáo phận Jura rất “hứng khởi” với tiến trình đồng nghị này. | © Pascal Tissier

“Có một mong muốn mãnh liệt để các ứng xử giáo hội trở nên huynh đệ và có chiều ngang hơn, kết hợp nhiều giáo dân hơn, kể cả phụ nữ, và các thừa tác viên được phong chức, được ủy nhiệm thực hiện vai trò làm cha thiêng liêng của họ trong tinh thần huynh đệ.

Những kỳ vọng khác là gì?

Các kỳ vọng lớn khác liên quan đến những gì độc giả của báo La Croix đã đưa ra trong các bảng câu hỏi có tựa đề “Hãy để chúng tôi sửa chữa Giáo hội” vào mùa xuân năm 2019. Với tiếng kêu từ trái tim: “Hãy nghe chúng tôi!”. Đó là mong muốn đã có ở nhiều nơi, hình thành ý tưởng “xây dựng lại Giáo hội” như thời Thánh Phanxicô Assisi, ở đó những đề xuất này được những người có trách nhiệm lắng nghe. Đây là ước muốn của nhiều tầng lớp khác nhau, những người cảm thấy họ không có chỗ đứng cũng như không có tiếng nói trong Giáo hội, cụ thể là tất cả những người không thực sự cảm thấy được Giáo hội tiếp nhận.

“Các mong chờ rất cao và các rủi ro thất vọng cũng tương xứng”

Vì thế thách thức của tình huynh đệ và tình bằng hữu xã hội, mà Thông điệp Tất cả anh em Fratelli tutti (2020) cố gắng thực hiện, được đưa ra cho toàn thể Giáo hội công giáo thông qua Tiến trình đồng nghị, bằng cách lập các nhóm tham vấn gồm các cộng đồng chia sẻ nhỏ, cầu nguyện, tương trợ, cố gắng đáp ứng yêu cầu của nhiều người đi tìm ý nghĩa, trong xã hội hậu-thế tục và đa tôn giáo như xã hội chúng ta.

Tiến trình này có tiềm năng thay đổi Giáo hội một cách sâu đậm không?

Tôi tin rằng nó có tiềm năng thay đổi một số thực tại trong các lĩnh vực của đời sống giáo xứ và giáo phận, cũng như ở cấp độ cấu trúc phẩm trật giáo hội công giáo-phổ quát, với điều kiện là nó khơi dậy một cách sáng tạo các khuynh hướng sinh cảnh của tình huynh đệ Phúc âm.

Nguy cơ thất vọng cũng rất nhiều…

Đương nhiên, các kỳ vọng rất cao và rủi ro thất vọng cũng tương xứng, như sau Tông huấn Niềm vui Yêu thương Amoris laetitia (2016) và Tông huấn Querida Amazonia hoặc sau một số Thượng hội đồng cấp giáo phận. Ngoài ra, tôi nghe nhiều tiếng nói than thở ở khắp nơi: “Lại bắt đầu tiến trình này, có ích gì? Thượng hội đồng về gia đình đã không thay đổi bất cứ điều gì. Thêm một lần nữa, lại chém gió. Để làm gì?”

“Cùng nhau bước đi trong Chúa Thánh Thần, đó là Giáo hội trong thế giới”

Phải nghiêm túc xem các chất vấn này. Nhưng từng bước, Giáo hội đang cải tổ, Ecclesia semper reformanda và Công đồng Vatican II đã thành hiện thực. Có thể Thượng Hội đồng 2023, theo mong chờ của riêng tôi, sẽ có thể bắt đầu gởi đi một lời mời triệu tập một Công đồng mới. Để tránh các chia rẽ nội bộ, như các chia rẽ tạo ra trên “con đường đồng nghị” của Đức hoặc những phản ứng gay gắt trong một số môi trường truyền thống về tự sắc Traditionis custodes (Việc sử dụng Nghi thức Thánh lễ Rôma trước cuộc Cải cách năm 1970).

Thời gian đã chín muồi cho một Công đồng Vatican III, bao nhiêu khủng hoảng vừa sâu đậm vừa rất nhiều. Giáo hội công giáo la-mã giống như chiếc tàu viễn dương khổng lồ, không phải là chiếc buồm nhỏ. Để thay đổi hướng theo sức thổi của Chúa Thánh Thần thì phải cần chèo hàng dặm đường. Tôi mong triều giáo hoàng Đức Phanxicô kéo dài thêm vài năm nữa, phục vụ cho việc “khai tâm” (mystagogique) của Thượng Hội đồng 2021-2023!

Một số người cho rằng cách tiếp cận này quá “đóng khung” và than phiền nó loại bỏ các câu hỏi về giáo điều…

Những người nói điều này không quan tâm đến nội dung được cung cấp để trao đổi theo tài liệu đầu tiên, đã thực sự nói đến các yếu tố giáo điều thiết yếu. Tôi xin trích dẫn các nguyên tắc “những người bạn đồng hành”, hoặc làm thế nào để không bỏ ai lại phía sau và hội nhập những người ở vùng ngoại vi. Hoặc, liên quan đến việc thực thi quyền hạn, làm thế nào để phát triển sự tham gia vào việc định hình và ra quyết định. Và một lần nữa về phân định, làm thế nào để tăng minh bạch và tin cậy để Giáo hội đi trên các tiến trình thiêng liêng.

Nếu thượng hội đồng là “cùng đi với nhau”, thì tiến trình không quan trọng hơn mục đích sao? Nếu chúng ta không hướng tới một mục tiêu chung, chúng ta có nguy cơ đi chệch hướng không?

Nếu mục tiêu là Vương quốc công lý, hòa bình và tôn trọng tạo vật, thì nó đã được bắt đầu ở đây, qua những lời yêu thương và cử chỉ hòa giải, nếu Chúa Kitô mà chúng ta được mời để có một cuộc gặp cá nhân và trong cộng đồng LÀ con đường, và từ đó là sự thật và sự sống thì phương pháp – trong đó chúng ta tìm thấy từ odos, có nghĩa là đường dẫn xuyên qua – tương ứng với mục tiêu. Cùng nhau bước đi trong Thần Khí là trở thành Giáo hội trong thế giới, đó là bước đi với Chúa Giêsu như các môn đệ trên con đường Ê-mau, đó đã là Nước Trời ngự đến giữa chúng ta. Vì vậy, đáng để chúng ta đi. Tôi thực sự tin tưởng vào đó.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Để lại một bình luận

Tel: 0968428072