Gia đình, không thể thiếu cho đời sống thế giới và tương lai nhân loại

 

 

Ngày nay, gia đình bị “mất giá”, bị “ngược đãi”, trong khi, đó chính là một “thực tế nhân bản đơn giản và phong phú biết bao”, “cần thiết cho đời sống thế giới, cho tương lai nhân loại”; Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhận xét trong buổi khai mạc hôm thứ năm 20/02/2014, tại Sảnh Đường Thượng Hội Đồng, của điện Vatican, các buổi làm việc của một cuộc hội họp-công nghị-bất thường các Đức Hồng Y, lần đầu tiên của triều đại giáo hoàng (20-21/02/2014).

Các Đức Hồng Y mới được chỉ định -sẽ nhận phẩm tước sáng thứ bẩy tới đây- tham gia các buổi làm việc này. Radio Vatican sẽ loan báo bài nói chuyện bằng tiếng Pháp của Đức Giáo Hoàng.

Buổi sáng đã khởi sự bằng kinh nguyện phụng vụ theo giờ với lễ nghi giờ thứ Ba, sau đó là bài nhập đề của Đức Hồng Y Angelo Sodano, niên trưởng của Hồng Y Đoàn. Các Đức Hồng Y –trên 180 vị- đã tập họp trong khuôn khổ chuẩn bị Thượng Hội Đồng sắp tới về gia đình do Đức Giáo Hoàng đã triệu tập cho tháng 10/2014 tại Rôma. Danh sách câu hỏi sơ khởi, được phổ biến rộng rãi trên Internet đã cho phép nhiều người Công Giáo trên thế giới phát biểu ý kiến của mình.

Gia đình, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh trong khi đặt tiêu mốc cho con đường làm việc, tượng trưng một “sự phản ánh của Thiên Chúa” : “Gia đình là tế bào nền tảng của xã hội con người. Từ khởi thủy, Đấng Tạo Hóa đã chúc lành trên người đàn ông và người đàn bà hầu cho họ có nhiều con cái và tăng trưởng trên khắp trái đất; và như thế, gia đình tượng trưng trong thế giới như sự phản ánh của Thiên Chúa, Một Đấng và Ba Ngôi.

Đức Giáo Hoàng đã tỏ thái độ khi mời gọi hãy làm việc bắt đầu từ “vẻ đẹp của gia đình và của hôn nhân, từ sự cao cả của thực tế nhân bản này vừa đơn giản, vừa phong phú biết bao, làm bằng những niềm vui và hy vọng, những buồn phiền và đau khổ, như hết cả cuộc đời”.

Ngài đã cống hiến hai hướng thảo luận: “thần học gia đình” và “mục vụ cần được thực hiện trong những điều kiện hiện tại”.
Ngài cũng chỉ ra một nguy cơ phải tránh : đừng “sa đà vào biện luận nghi ngờ, bởi vì, như ngài nói, “nó không tránh khỏi sẽ làm hạ thấp trình độ công việc của chúng ta”.

Đức Giáo Hoàng đã nhận dạng ra thách đố cần phải đương đầu : “Ngày nay, gia đình đang bị mất giá, nó bị ngược đãi và điều yêu cầu chúng ta, là phải thừa nhận rằng thật là vô cùng đẹp, thật và tốt (chân, thiện, mỹ) để xây dựng một gia đình, để là một gia đình ngày hôm nay; thật là cần thiết cho đời sống thế giới và cho tương lai của nhân loại.

Ngài đã đặt để ngay những cuộc thảo luận của “quan điểm Thiên Chúa” và quan điểm của vợ chồng, đang cần được sự “đồng hành” của các mục tử trong những khó khăn của họ : “Chúng ta được yêu cầu làm rõ kế hoạch trong sáng của Thiên Chúa cho gia đình và giúp đỡ các cặp vợ chồng vui sống trong cuộc đời của họ, bằng cách đồng hành với họ trong rất nhiều những khó khăn, cũng như bằng một mục vụ khôn ngoan, can đảm và đầy tình thương”.

Đức Giáo Hoàng cũng đã thông báo sự tổng hợp được đề nghị như “bộ máy khởi động” cho những thảo luận của Đức Hồng Y Walter Lasper, thần học gia người Đức, tác giả một cuốn sách về Lòng Thương Xót, đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô đọc và công khai ca ngợi, cựu chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Hữu : “Nhân danh mọi người, chúng ta cảm ơn Đức Hồng Y Walter Kasper vì sự đóng góp quý giá ngài đã cống hiến cho chúng ta với bài nhập đề của ngài. Cảm ơn tất cả mọi người, và chúc mọi người một ngày làm việc tốt đẹp”.

Các Đức Hồng Y sẽ phản ứng và sẽ phát biểu tự do trong ngày thứ năm 20 và ngày thứ sáu 21/02/2014 : giai đoạn thứ nhất trước Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ nhất được Đức Giáo Hoàng Phanxicô triệu tập.

Một trong những vấn đề tế nhị được xem xét, nhất là, trong Thượng Hội Đồng, và như vậy tức là ngay từ công nghị các Hồng Y lần này, là vấn đề những người ly dị và tái hôn tiếp cận với các bí tích : một chủ đề mà ĐGH Biển Đức XVI đã muốn yêu cầu suy nghĩ.

Những vấn đề của tài liệu chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng, quả thật, đã xoáy vào “việc phổ biến Thánh Kinh và Giáo Huấn của Giáo Hội liên quan đến gia đình”, “hôn nhân theo luật tự nhiên”, “mục vụ gia đình trong bối cảnh Phúc Âm hóa”, “mục vụ để đương đầu với những tình huống hôn nhân khó khăn” (nam nữ ăn ở với nhau không hôn phối, chung sống tự do, ly thân, ly dị tái hôn), “hôn nhân đồng phái”, “giáo dục con cái trong tình trạng hôn nhân bất thường”, “vợ chồng mở ra cho sự sống”, “quan hệ giữa gia đình và con ngưòi”, vv…

Tác giả bài viết: Mạc Khải phỏng dịch
Nguồn tin: ghxhcg

Tin liên quan

Để lại một bình luận

Tel: 0968428072