Giải đáp 100 vấn nạn về đức tin (2)

 

100QUESTIONS-SUR-LA-FOI.jpg

 

11 – Thưa Cha, người ta có thể là người công giáo sống đạo mà vẫn tin vào số tử vi không?

Theo đức tin công giáo, tin vào Thiên Chúa, đó là nhận thấy mở ra trước mắt mình cánh đồng bao la của sự tự do. Chúa Giêsu Kitô, là người và là Thiên Chúa, đã đến khai mào một nhân loại mới, có khả năng tự chọn con đường mình đi.

Chúa Giêsu bảo người bất toại: “Con hãy vác chõng mà đi”. Các sách Tin Mừng đều nói đến sự giải thoát này, kẻ bất toại được đi lại bình thường bởi anh tin việc Thiên Chúa làm cho anh.
Mỗi một tín hữu được mời gọi nắm lấy đời mình, nhận trách nhiệm về mọi hành vì của mình và chọn lựa điều hay, lẽ phải. Mỗi một tín hữu tự vấn lương tâm, tham khảo ý kiến và cầu xin Thiên Chúa tự trong thâm sâu linh hồn mình. Không có gì được định sẵn cho con người: dòng đời từ từ hình thành, tùy theo ước muốn của chính mình, tùy theo các biến cố, dưới tầm nhìn chăm chú trân trọng của Thiên Chúa.

Tin vào số tử vi, đó là tin vào sao chiếu mệnh tốt của mình, đó là vô tình hay hữu ý, nghĩ rằng mọi sự đã được định sẵn trên trời và vô số thể lực siêu vượt tác động trên chúng ta. Thuật chiêm tinh nhận biết, đôi khi cũng đúng, mỗi tương quan giữa con người và vụ trụ, nhưng chưa có trường hợp nào thuật chiêm tinh có thể tự hào biết được một tương lai định trước.

Tất cả điều gì khả dĩ tạo thành một trở ngại hay một bức ngăn cách giữa Thiên Chúa và con người, thì không thể dung hòa được với tình thân mật giữa Thiên Chúa và con người.

Tin vào số tử vi thì không thể đi đôi với cuộc sống mà ta ao ước nối gót theo chân Chúa Giêsu.

12- Thưa Cha, theo Kinh Thánh, Thiên Chúa đã tạo dựng Ađam và Eva để sinh nở khắp cùng mặt đất. Cốt truyện nầy co thể tin được không? Giáo Hội nghĩ gì về thuyết tiến hóa của Darwin?

Trước hết, bạn nên nhớ rằng Kinh Thánh bao gồm nhiều tác phẩm khác nhau, được biên soạn trong nhiều thế kỷ. Những tập sách khác nhau nầy tường thuật việc Thiên Chúa từ từ thành lập một dân riêng, để yêu mến Ngài và theo chân Ngài trong suốt cuộc hành trình trên dương thế. Các cốt truyện đều mang những sắc thái văn chương riêng biệt của từng thời kỳ. Vì vậy, không thể đọc cốt truyện trong sách Sáng Thế, cũng như các cốt truyện khác, theo sát mặt chữ. Cốt truyện liên quan đến Ađam và Eva đề cao sự thống nhất của nhân loại và nguồn gốc của mọi người.

Giáo Hội đã ghi nhận những khám phá khoa học của thế kỷ XX nhằm làm sang tỏ quá trình phát triển trong vũ trụ, trong thế giới động vật và trong thế giới nhân sinh. Điều đó hoàn toàn không phương hại gì đến ý niệm về sự tạo dựng của Thiên Chúa, ngay vào bước khởi đầu của quá trình phát triển, mà còn tạo them ý nghĩ và phương hướng cho vấn đề đó.

Đức tin và khoa học, mỗi bên có cách đặt vấn đề khác nhau. Sách Sáng Thế quan tâm đến vấn đề “tại sao”, theo nghĩa của mỗi sự việc. Khoa Học đặt vấn nạn “bằng cách nào”, truy tìm những quy luật thống trị vũ trụ. Đức Tin không thể và cũng không nên chối bỏ Khoa Học, hay ngược lại.

13- Thưa Cha, danh xưng của Thiên Chúa trong Kinh Thánh là gì?

Trong sách Xuất Hành, chương 3, Thiên Chúa sai Môsê đi làm nhiệm vụ. Môsê thưa với Chúa: “Con phải dung danh nào để nói về Chúa cho dân Israel”. Thiên Chúa đáp lại: “Người nói với con cái Israel thế này: “Chúa (….) sai tôi đến với anh em” (câu 15). Thực ra, danh xưng “Chúa” được phiên âm từ tiếng Do Thái thành Giavê. Nhưng vì tôn kính tính siêu việt của Thiên Chúa, tín hữu Do Thái không phát âm danh xưng đó. Để thế lại, họ dung từ Adonai theo ngôn-ngữ hy- bá- lai, dịch thành “Kyrios” theo hy ngữ và có nghĩa là “Chúa”.

14- Thưa Cha, phải hiểu theo nghĩa nào, tiếng “nghèo” trong Kinh Thánh?

Nên phân biệt hai nghĩa. Trước hết, người nghèo, như người đàn bà góa và kẻ mồ côi, là người bần cũng cần được giúp đỡ (Sách Lê- vi, chương 19, câu 1; Đệ Nhị Luật, chương 15, câu 7- 11). Còn người nghèo, trong Cựu Ước và Tân Ước, ám chỉ kẻ khiêm nhu trong lòng, biết từ bỏ mọi sự dư thừa, như “người khiêm nhu trên trần gian” đang thực thi luật Chúa của tiên tri Sophônia (chương 2, câu 3).

Bản thân Chúa Kitô đã sống cuộc đời của người nghèo. Ngài mời gọi những ai muốn theo Ngài nên sống như vậy… Điều đó, các Tông đồ đã nghiêm chỉnh chấp hành khi từ bỏ mọi của cải và nghề nghiệp. Cái nghèo nầy không vì bất đắc dĩ, mà được đón nhận như hệ quả của việc lựa chọn, việc dấn than. Đối với cậu thanh niên giàu có muốn sống đời thiện hảo, Chúa Kitô đề nghị nên bán hết gia sản để được kho báu trên trời (Mátthêu 19,21). Và trong các mối phúc thật, Chúa Kitô hứa ban nước Trời cho những người nghèo “phúc cho những ai khó nghèo tại tâm, vì Nước Trời là của họ” (Mátthêu 5,3).

15- Thưa Cha, Pharisiêu là gì?

Ngày nay, từ ngữ này trở nên thông dụng: Pharisiêu chỉ một con người khoe khoang cách giả dối nhân đức và lòng mộ đạo của mình. Vào thời Chúa Giêsu, có nhiều người pharisiêu rất đạo đức, cẩn thận giữ Lề Luật như kỷ cương cho cuộc sống. Họ quan tâm nghiên cứu học hiểu Luật và tích cực trung thành tuân giữ. Trái ngược với người sađốc, người pharisiêu tin vào sự sống lại. Dân chúng rất trọng vọng họ. Còn người sađốc xuất thân từ những gia đình quý tộc, thuộc hàng tư tế, phục vụ Đền thờ, thường lại cộng tác đắc lực với chính quyền đô hộ. Người Pharisiêu tự chuốc lấy những lời chỉ trích của Chúa Giêsu, Ngài phê phán họ quá chăm chú vào từng nét, từng chữ trong Kinh Thánh và chê trách vài người trong họ hay phô trương, thậm chí giả dối trong mọi hành vi đạo đức.

16- Thưa Cha, các con số tượng trưng trong Kinh Thánh có ý nghĩa gì? Ví dụ như số 666 trong sách Khải Huyền?

Việc sử dụng các con số trong Kinh Thánh thường mang một ý nghĩa thần học. Ví dụ 7 là con số thánh như sự toàn hảo của Thiên Chúa (Thiên Chúa dựng nên vũ trụ trong 7 ngảy); số 6 là con số của loài người (con người được tạo dựng vào ngày thứ 6); và hai lần 6=12, là con số của Dân Chúa (có 12 chi tộc Israel, mười hai tong đồ vì ngay cả khi Giuđa chết, các tông đồ chọn Mátthias thay thế Giuđa).

Các con số 666 xuất hiện trong sách Khải huyền (13,18), Thánh Gioan viết rằng: “Đây là lúc cần phải có sự khôn ngoan. Ai có trí thông minh hãy tính ra số của tên Con Thú, vì đó là số của tên một người, và số của tên người ấy là sáu trăm sáu mươi sáu.”

Để hiểu ý nghĩa của con số đó, ta nên nhớ rằng, sách Khải huyền được viết trong thời kỳ loạn lạc và các Kitô hữu bị quân La Mã bách hại. Con vật tượng trưng thế lực, cường quyền mà con người sử dụng hòng chống lại Thiên Chúa. Vài nghiên cứu còn đi xa hơn, theo tiếng hy- bá- lai, mỗi chữ cái được cấp cho một chữ số, phù hợp với vị trí của nó trong mẫu tự. Như vậy, khi ta đem cọng các chữ số của một danh xưng, ta có được một con số. 666, là số tổng cộng phù hợp với danh xưng Néron.

17- Thưa Cha, khi đọc Tin Mừng, ta thường gặp dụng ngữ “Nước Thiên Chúa”. Ý nghĩa chính xác của dụng ngữ này là gì?

Nước Thiên Chúa là một hình ảnh diễn đạt sự hiện diện, tác động của Thiên Chúa trên dân Ngài. Đó không phải là một phần thưởng để dành sau khi chết. Nếu nước Thiên Chúa chưa đến, thì nước ấy hiện diện đây rồi. Điều đó có nghĩa là gì? Một phần, nên biết rằng nước Chúa chỉ đến vào ngày tận thế. Các môn đệ hỏi Chúa Giêsu khi nào Ngài mới thiết lập nước Ngài (Cv 1,6). Chúa Giêsu trả lời: “Các con không được biết ngày và giờ mà quyền năng Cha ta đã định”. Nhưng mà, phần khác, Chúa Giêsu loan báo rằng Nước Thiên Chúa đã bắt đầu: “Tin Mừng của Nước Trời được loan truyền, ai cũng phải cố gắng hết sức mới vào được”. (Lc 16,16).
Chúng ta có thể nói rằng chúng ta sẽ biết nước Thiên Chúa khi Ngài tự tỏ mình ra cho mọi người, trong sự sung mãn của Ngài. Trong khi chờ đợi, chúng ta tích cực làm cho nước Thiên Chúa mau đến, không cần phô trương ồn ào, nhưng bằng một đời sống mới, đời sống thiêng liêng.

Giáo Hội được Chúa Giêsu thiết lập là chủ thể của Nước Thiên Chúa đang đến. Để giải thích điều đó cho các môn đệ, Chúa Giêsu dung dụ ngôn: “Nước Thiên Chúa giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình”, “Nước Thiên Chúa còn giống như lưới bắt cá” (Mt 13). Tất cả các dụ ngôn đều đề cao sự tác động không ngừng của Thiên Chúa và sự hoán cải mà con người cần có để được đón nhận vào Nước Thiên Chúa.

18- Chúa Ba Ngôi là gì? Làm sao hiểu được? Làm sao tin được?

Chính Thêôphilê ở Antiôkia, vào khoảng năm 180, đã dùng từ “Ba Ngôi” để diễn tả mầu nhiệm Thiên Chúa cho các tín hữu.

Nên hiểu “mầu nhiệm” theo nghĩa thần học ”mầu nhiệm là một thực tạo không thể giải thích bằng lý lẽ, nhưng được Thiên Chúa mặc khải để cho con người hiểu biết nhờ đức tin”.
Quả thực, từ “Ba Ngôi”, ở số ít, chỉ định rõ ràng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất cho mọi tín hữu. Theo nguyên ngữ (từ số con số ba theo nghĩa hy ngữ) thì sự duy nhất không có nghĩa là một khối chặt chẽ: đó là sụ duy nhất tình yêu giữa Ba Ngôi cũng một bản tính, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Giáo lý về Ba Ngôi Thiên Chúa được hình thành từ đầu thế kỷ thứ II và trong thế kỷ thứ III, để giúp đỡ các tín hữu, bởi vì lúc bấy giờ, chỉ nhờ vào một đức tin hết sức chân chất mà các tín hữu đầu tiên kinh nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, đơn nhất trong Ba Ngôi Vị.

19- Điều gì đã xẩy ra sau khi Chúa Giêsu Kitô chịu chết? Có chúng cứ về Chúa sống lại không? Có thể là Kitô hữu mà không tin vào sự sống lại không?

Không ai có thể là Kitô hữu mà không tin vào việc Chúa Kitô sống lại.
Như Thánh Phaolo đã nói, nếu Chúa Kitô không sống lại, thì đức tin của tôi hóa nên vô ích. Sụ Phục Sinh của Chúa Giêsu là trung tâm điểm của Đức tin chúng ta. Bước theo Chúa Giêsu, chúng ta được mời gọi, sau khi chết, tiến đến cuộc sống tình yêu của Chúa Cha. Các sách Tin Mừng không kể lại điều gì đã xảy ra đúng vào lúc Chúa Giêsu sống lại. Các Thánh sử chỉ tường thuật: vào sáng sớm Phục Sinh, các phụ nữ, rồi các tông đồ, chạy đến mộ Chúa như thế nào và họ thấy mộ Chúa trống rỗng. Chúa Giêsu hiện ra sau đó cho Bà Mađalêna với dáng vẻ người làm vườn, rồi Chúa lại hiện ra cho các môn đệ trên đường Emmaus và cho nhiều môn đệ khác nữa.

Các đoạn Tin Mừng tường thuật lại những cuộc hội ngộ này là bài học phong phú cho đức tin của chúng ta. Nếu đọc cho thật kỹ, chúng ta sẽ khám phá ra rằng không phải các tông đồ hay các chị phụ nữ đi tìm Chúa Giêsu để nhận ra Ngài đang sống. Chính Ngài hiện ra cho họ. Thoạt đầu, không ai nhận biết Ngài. Chính Chúa Giêsu nhắc lại những sự kiện đã xảy ra trong đời Ngài, gợi lại cái chết của mình dưới ánh sáng Thánh Kinh, tham dự bữa ăn, bẻ bánh. Chính nhờ lời nói và việc làm của Ngài mà họ nhận biết Ngài. Lúc bấy giờ, mọi việc đều rõ. Họ tin. “Lúc bấy giờ, mắt họ liền mở ra và nhận biết Ngài” (Lc 24,31). Tất cả các môn đệ nhận biết Chúa Giêsu đang sống, và chính Ngài sai họ đi loan báo Tin Mừng.

Không có những chứng cớ hiển nhiên về sự phục sinh của Chúa Kitô, nhưng việc đó là có thực đối với tất cả những ai tin vào các chứng nhân của Chúa Kitô và vào lời họ nói. Các chứng nhân này đã thông truyền cho mọi người biết cuộc hội ngộ của họ với Đấng phục sinh. Trong sách Phúc Âm, thánh Tôma đã muốn kiểm chứng việc Chúa Giêsu sống lại bằng cách sờ vào các dấu thánh. Chúa Kitô khuyến cáo ông: “Phúc cho ai không thấy mà tin”. Điều này áp dụng cho chúng ta, hai ngàn năm sau.

20- Thưa cha, Thiên Chúa đã dựng nên muôn vật, còn ai tạo nên bao nỗi bất hạnh?

Kitô hữu không phải là người theo thuyết nhị nguyên. Họ tin rằng Thiên Chúa tạo dựng nên điều thiện, đồng thời, lại có một đấng quyền năng tương đương, tạo nên điều ác và điều bất hạnh. Thiên Chúa là Đấng tạo thành mọi sự.

Thế nhưng tại sao ta có thể quả quyết rằng Thiên Chúa là Tình yêu, nếu đồng thời, Ngài cũng là nguồn gốc sự dữ? Không khéo ta lại biện hộ cho Ngài vô tội khi ta tin vào Ngài. Nhưng mà, khi làm như vậy, ta sẽ lạc lối, sai lầm.

Thiên Chúa không dùng sự bất hạnh như một phương cách để ta đạt đến một điều tốt lành hơn; sụ bất hạnh càng không phải là một hình phạt, như bài học để ta nhớ đời. Vậy thì tự do của chúng ta là gì? Thế nhưng, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng sự bất hạnh có thể phát sinh từ sự tự do mà ta lạm dụng. Tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về sự thiếu thân thiện, về tính ích kỷ, về sự bất công càng ngày gây khó khăn cho cuộc sống, đó là hậu quả tội lỗi của chúng ta.

Nhưng phải nói làm sao về những bất hạnh tự nhiên giáng xuống trên đầu chúng ta?

Thay vì chú tâm tìm cho ra lẽ, đức tin mời gọi người Kitô hữu nên đối phó trước sự dữ, trước nỗi bất hạnh mà bản chất thực là vô lý đó. Đối phó với mọi biểu hiện của chúng bằng nào có thể và vượt lên trên mọi thử thách bằng cách quả quyết rằng con người được dựng nên là để hưởng thụ hạnh phúc và niềm hoan lạc. Nên xem mỗi một nỗi bất hạnh như một cái chết chuẩn bị cho sự lìa bỏ cuộc đời. Để trở về với Thiên Chúa tình yêu, ta nên “dần dần từng bước hiến mạng sống mình”. Chính lúc trở nên cơ cực, mà ta càng có khả năng yêu thương.

 

Nguồn: conggiao.info

Tin liên quan

Để lại một bình luận

Tel: 0968428072