Khi kết hôn, sao cứ bắt người khác theo Công giáo ?

 

 

Thưa Cha, chúng con đã yêu nhau được 2 năm rồi. Con là người Công giáo, còn anh ấy theo đạo Phật. Chúng con sắp tính tới chuyện kết hôn vào cuối năm nay. Gia đình con muốn anh theo đạo Công giáo, học giáo lý chịu phép rửa tội, và cử hành Bí tích Hôn phối. Anh ấy hỏi con : Tại sao người Công giáo cứ bắt người khác theo đạo của mình, còn các tôn giáo khác thì không như vậy ? Thí dụ như Phật giáo hay Cao đài, kết hôn với người ngoại đạo họ không bắt người bạn đời của mình phải theo đạo. Có phải người đạo Công giáo lúc nào cũng muốn “ chiêu mộ” tin đồ cho đông đúc. Con không biết phải trả lời anh ấy thế nào ? Xin cha giải thích giùm con. Con xin cám ơn cha.

(Têrêsa Nguyễn Ngọc Bích)

 

Trả lời :

Cô Bích thân mến. Đọc thư của cô, tôi rất buồn nhưng cũng hết sức thông cảm với cô. Buồn là vì cô cùng quan niệm với bạn của cô : xem Đạo Chúa “giống” như các đạo khác. Người ngoài người ta xem như vậy : đạo nào cũng tốt, đạo nào cũng khuyên dạy người ta ăn ngay ở lành cả. Nếu đúng như vậy thì công trình cứu nhân loại bằng việc nhập thể làm người của Chúa Giêsu Kitô, chịu chết vì thương nhân loại, lên trời để đưa nhân loại lên trời là chuyện vô ích ! Bên Âu châu, một nhóm người thông minh đã la lên Thiên Chúa ban ơn cho mọi người, Chúa Thánh Thần cũng hoạt động nơi mọi người, cũng hoạt động trong các tôn giáo nên các tôn giáo đều có ơn Chúa thành ra các tôn giáo đều giống nhau, chẳng phải theo đạo Công giáo làm gì ?

 

Công đồng Vatican II trong Tuyên ngôn Tự do Tôn giáo (Dignitatis humanae) đã nói :” Thánh Công đông nầy tuyên bố con người có quyển tự do tôn giáo “( số 2) tức là có quyền chọn tôn giáo để theo hay không theo dựa vào chân lý và tiếng nói lương tâm của mình để bảo vệ nhân phẩm của mình. Tự do đây không phải muốn làm gì thì làm, trái lại phài làm đúng với nhân phẩm con người tức là đúng với chân lý, đúng với lương tâm của mình. Thí dụ tôi tìm hiểu nhận thấy tôn giáo A nầy là tốt, và “tiếng lòng” của tôi chấp nhận một cách tự do,Thiên Chúa tôn trọng tiếng nói lương tâm đó. Dựa vào chân lý (sự thật) , bản tuyên ngôn Dominus Jesus của Hội Thánh nói thật : Niềm tin hoặc đức tin của các tôn giáo khác, của “các truyền thống tâm linh khác” là sản phẩm cùa con người”. Thí dụ : từ Đức Khổng tử có Khổng giáo, từ Đức Phật có Phật giáo, từ vị Hộ pháp Cao đài có đạo Cao đài v.v. đạo Hồi là do Mahomet. Còn đạo Công giáo (Thiên Chúa giáo ) là Đạo Trời trong Cựu ước, là Đạo Con Trời trong Tân ước do mạc khải : Trời (Thiên Chúa) dựng nên trời đất, muôn loài muôn vật, dựng nên con người giống hình ảnh Thiên Chúa, trao cho con người làm chủ vũ trụ, và Con Trời là Ngôi Hai xuống làm người, cứu vớt con người khỏi cảnh xấu xa tội lỗi, đưa con người về trời.

 

Người nam và người nữ lập gia đinh với nhau phải sống theo quy luật Con Trời dạy : “Sự gì Thiên Chúa đã lập ra loài người không được ly dị” (Mt 5.31-32 ; Mc 10, 11-12 ; Lc 16,18). Người Công giáo ý thức rõ giới luật nghiêm nhặt nầy để bảo vệ tinh yêu gia đình. Ở xã hội, người ta xin tòa án xét xử cho ly dị như cơm bữa. Ly dị bên nào chịu thiệt nhất ? Cô có thấy đạo nào cũng như đạo nào được không ?

 

Thiên Chúa tôn trong tự do của con người, Giáo hội Công giáo là thân mình của Con Trời gìn giữ,bảo vệ tự do cho con người.Không bao giờ có chuyện ép người ta vào đạo Công giáo. Một người không muốn đi đạo bắt người ta phải đi đạo là việc vô ích và có lỗi trước mặt Thiên Chúa giống như một cô bị bắt lấy một cậu thì việc kết hôn không thành sự, vô ích.

 

Để bảo vệ tự do cho cuộc sống,linh mục trách nhiệm không bắt người ta trở lại đạo, trái lại xem xét kỹ người ta trở lại đạo có thật lòng vì mến Chúa hay chỉ vì lấy vợ. Linh mục sẵn sàng chỉ cho gia đình có đạo và người lương xin phép chuẩn Hôn nhân khác đạo để một người có đạo thành hôn với người lương đúng luật đạo mà không phải đi đạo.Giáo hội Công giáo qua linh mục, qua giáo xứ lo lắng cho người có đạo lấy người lương để họ sống đạo trong môi trường người lương.

 

Chúng tôi thấy nguy cơ mất đạo khi người có đạo lấy người lương rất lớn. Một thanh niên Công giáo xin phép chuẩn lấy người lương, nguy cơ mất đạo bốn phần, một cô Công giáo lấy người lương, nguy cơ mất đạo nơi cô nầy sáu phần mười. Sống tại một nơi người Công giáo ít, người lương nhiều, người Công giáo lấy người lương dễ xảy ra. Cha mẹ, linh mục giáo xứ phải giúp con cái mình lấy người lương đúng luật đạo nhất là phải giúp con cái mình có lòng đạo đức, hiểu biết giáo lý Công giáo cao và cũng phải giúp phía bên lương hiểu đạo Công giáo để biết phải tôn trọng bạn Công giáo của mình mới tạo ra một sự hòa hợp trong đời sống hôn nhân khác đạo.

 

Linh mục. Fx Nguyễn Hùng Oánh

Tin liên quan

Để lại một bình luận

Tel: 0968428072