Phần 2 – Bài 46: Bí tích Hôn phối
Như người ta vẫn nói, hôn nhân là chuyện xưa như trái đất, là điều hết sức tự nhiên trong đời sống. Điều đó có nghĩa là hôn nhân không phải là phát hiện mới của văn hóa, nhưng là điều vốn đã có sẵn. Dĩ nhiên, theo dòng lịch sử, hôn nhân đã có những thay đổi, thế nhưng cái cốt lõi vẫn được duy trì. Nền tảng sâu xa nhất của hôn nhân đã được chỉ rõ: “Chính Thiên Chúa là tác giả của hôn nhân” (GLHTCG số 1603). Hôn nhân là thành phần của trật tự tạo thành, do chính Thiên Chúa muốn. Chính vì thế ngay chương đầu của Kinh Thánh đã cho chúng ta biết: Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh của Ngài, có nam có nữ (St 1,27). Thiên Chúa chúc phúc cho sự kết hợp của họ và làm cho nó sinh sôi nảy nở (St 1,28).
Bản văn này cũng trình bày sứ điệp cốt yếu về hôn nhân: “Thiên Chúa thấy điều đó tốt lành”. Hôn nhân không phải là sự sắp xếp theo tính toán loài người, hoặc sự nhượng bộ trước yếu đuối của con người, nhưng chính là “hình ảnh và giống như Thiên Chúa”. “Vì Thiên Chúa đã dựng nên họ có nam có nữ, nên tình yêu hỗ tương của họ là một hình ảnh của tình yêu tuyệt đối và bất diệt Thiên Chúa dành để yêu con người” (số 1604). Điều đó cũng có nghĩa là hôn nhân và gia đình, trong hình thức cốt yếu của nó, không tùy thuộc vào quyết định của Nhà nước hay xã hội. Hôn nhân và gia đình là nền tảng của mọi cộng đồng. “Quyền bính, sự bền vững và sự sống của các tương quan trong gia đình làm nên những nền móng cho tự do, sự an toàn và tình huynh đệ trong xã hội” (số 2207).
Hôn nhân đang bị đe dọa, và những đe dọa ngày nay chẳng phải là những đe dọa đầu tiên mà hôn nhân phải đối diện. Ngay từ khi người nam và người nữ chung sống với nhau trong hôn nhân, đã có những xung đột, thảm kịch, bất trung, ghen tị, áp bức và đổ vỡ. Giáo huấn đức tin dạy chúng ta rằng những điều đó không do chính hôn nhân, không phải là bằng chứng rằng hôn nhân là xấu, nhưng đúng hơn là do những người phối ngẫu cũng là những tội nhân, mang gánh nặng tội tổ tông truyền và những hậu quả của nó, và hậu quả đầu tiên là sự rạn nứt của gia đình đầu tiên trong vườn địa đàng. Trật tự tạo thành trong hôn nhân bị xáo trộn, thế nhưng vẫn không bị tiêu diệt (số 1608). Ý định của Thiên Chúa về hôn nhân, về mối hiệp thông sự sống giữa người nam và người nữ, về sự sinh sôi nảy nở… tất cả đã không bị hủy diệt nhưng cần được khám phá lại.
Toàn bộ Cựu Ước giống như một ngôi trường giúp người nam và người nữ học lại kế hoạch nguyên thủy của Thiên Chúa. Theo đó, những lề luật nhằm bảo vệ hôn nhân trở thành những tấm bảng chỉ đường dẫn đến hạnh phúc nguyên thủy (số 1609). Kinh Thánh không thể tìm hình ảnh nào mạnh mẽ hơn tình yêu vợ chồng để diễn tả giao ước giữa Thiên Chúa và loài người. Thế nhưng chỉ nơi Đức Kitô chúng ta mới hiểu được cái giá của tình yêu: trên thập giá, Người đã hiến mình vì Hội Thánh, Hiền thê của Người. Chính từ dòng suối này, tuôn chảy mọi bí tích, kể cả bí tích Hôn phối.
Như người ta vẫn nói, hôn nhân là chuyện xưa như trái đất, là điều hết sức tự nhiên trong đời sống. Điều đó có nghĩa là hôn nhân không phải là phát hiện mới của văn hóa, nhưng là điều vốn đã có sẵn. Dĩ nhiên, theo dòng lịch sử, hôn nhân đã có những thay đổi, thế nhưng cái cốt lõi vẫn được duy trì. Nền tảng sâu xa nhất của hôn nhân đã được chỉ rõ: “Chính Thiên Chúa là tác giả của hôn nhân” (GLHTCG số 1603). Hôn nhân là thành phần của trật tự tạo thành, do chính Thiên Chúa muốn. Chính vì thế ngay chương đầu của Kinh Thánh đã cho chúng ta biết: Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh của Ngài, có nam có nữ (St 1,27). Thiên Chúa chúc phúc cho sự kết hợp của họ và làm cho nó sinh sôi nảy nở (St 1,28).
Bản văn này cũng trình bày sứ điệp cốt yếu về hôn nhân: “Thiên Chúa thấy điều đó tốt lành”. Hôn nhân không phải là sự sắp xếp theo tính toán loài người, hoặc sự nhượng bộ trước yếu đuối của con người, nhưng chính là “hình ảnh và giống như Thiên Chúa”. “Vì Thiên Chúa đã dựng nên họ có nam có nữ, nên tình yêu hỗ tương của họ là một hình ảnh của tình yêu tuyệt đối và bất diệt Thiên Chúa dành để yêu con người” (số 1604). Điều đó cũng có nghĩa là hôn nhân và gia đình, trong hình thức cốt yếu của nó, không tùy thuộc vào quyết định của Nhà nước hay xã hội. Hôn nhân và gia đình là nền tảng của mọi cộng đồng. “Quyền bính, sự bền vững và sự sống của các tương quan trong gia đình làm nên những nền móng cho tự do, sự an toàn và tình huynh đệ trong xã hội” (số 2207).
Hôn nhân đang bị đe dọa, và những đe dọa ngày nay chẳng phải là những đe dọa đầu tiên mà hôn nhân phải đối diện. Ngay từ khi người nam và người nữ chung sống với nhau trong hôn nhân, đã có những xung đột, thảm kịch, bất trung, ghen tị, áp bức và đổ vỡ. Giáo huấn đức tin dạy chúng ta rằng những điều đó không do chính hôn nhân, không phải là bằng chứng rằng hôn nhân là xấu, nhưng đúng hơn là do những người phối ngẫu cũng là những tội nhân, mang gánh nặng tội tổ tông truyền và những hậu quả của nó, và hậu quả đầu tiên là sự rạn nứt của gia đình đầu tiên trong vườn địa đàng. Trật tự tạo thành trong hôn nhân bị xáo trộn, thế nhưng vẫn không bị tiêu diệt (số 1608). Ý định của Thiên Chúa về hôn nhân, về mối hiệp thông sự sống giữa người nam và người nữ, về sự sinh sôi nảy nở… tất cả đã không bị hủy diệt nhưng cần được khám phá lại.
Toàn bộ Cựu Ước giống như một ngôi trường giúp người nam và người nữ học lại kế hoạch nguyên thủy của Thiên Chúa. Theo đó, những lề luật nhằm bảo vệ hôn nhân trở thành những tấm bảng chỉ đường dẫn đến hạnh phúc nguyên thủy (số 1609). Kinh Thánh không thể tìm hình ảnh nào mạnh mẽ hơn tình yêu vợ chồng để diễn tả giao ước giữa Thiên Chúa và loài người. Thế nhưng chỉ nơi Đức Kitô chúng ta mới hiểu được cái giá của tình yêu: trên thập giá, Người đã hiến mình vì Hội Thánh, Hiền thê của Người. Chính từ dòng suối này, tuôn chảy mọi bí tích, kể cả bí tích Hôn phối.
ĐHY Christoph Schönborn
(Nguồn: WHĐ)