Tại sao linh mục mặc áo đen dài ?

 

Hỏi: Qua một số tài liệu từ tự điển Kinh thánh mà tôi đã đọc, thì màu đen biểu tượng cho sự đau buồn và tang tóc trong khi màu trắng lại tượng trưng cho sự vui mừng và thanh khiết. Vì thế điều này làm cho tôi thắc mắc không hiểu bởi đâu mà có tục lệ chiếc áo dòng mang màu đen? Tại sao các linh mục lại mặc áo dòng và tại sao lại là màu đen, màu không phải tựơng trưng cho sự vui mừng và hy vọng?

Stanislaw

 

Đáp: Vào thế kỷ thứ nhất của Kitô Giáo (trải qua hơn bốn thế kỷ) y phục của các vị linh mục cũng tương tự như những người giáo dân thường. Áo cổ cao là một y phục rất thông thường trong thời đại đó. Đến thời đại mà áo thụng ngắn hơn trở thành một thời trang cho nhiều người nhưng một số các vị linh muc vẫn giữ chiếc áo cổ cao cho riêng mình, và chính điều này đã khiến cho các vị đó nổi rõ hơn những người khác. Hội đồng Giám mục ở Braga vào năm 572 sau Công Nguyên, đã yêu cầu các vị linh mục nên thay đổi y phục khác biệt mỗi khi đi ra ngoài. Chiếc áo dòng đã được chính thức hóa và trở thành một phong tục trong một khoảng thời gian rất lâu. Bước sang thế kỷ thứ 15 và 16 thì tục lệ mặc áo thụng được gọi là “tu sĩ“ (chữ này phát nguồn từ tiếng La Mã). Vào khoảng thời gian này, phái nam giới thường mặc áo thụng dài, đặc biệt là giới quý tộc thường thích mặc áo thụng dài: áo Zupan (một loại y phục dài bằng vải màu vàng) và áo kontusz (loại áo choàng xẻ dọc theo tay áo) và mang dây thắt lưng. Áo dòng của các vị tu sĩ đã được chính thức hóa vào thế kỷ thứ 17 and 18. Màu sắc của áo dòng có liên quan đến phẩm trật của hàng giáo sĩ, điều này vẫn còn được tồn tại cho đến nay: Đức Thánh Cha mặc áo màu trắng, Đức Hồng Y mặc áo màu đỏ (đỏ tươi), Đức Giám Mục thì mặc áo màu đỏ sẫm và các linh mục thì mặc áo màu đen. Đúng như bạn nghĩ, màu đen chính là màu của sự đau buồn, nhưng đối với áo dòng thì màu này mang một ý nghĩa tượng trưng khác. Sở dĩ áo dòng mang màu đen vì muốn nhắc nhở các vị linh mục một điều là họ chết đi cho nhân gian mỗi ngày và thấm ngập trong sự viên mãn. Màu đen còn tượng trưng cho sự từ bỏ những màu sắc tươi sáng, cũng chính là từ bỏ những gì thế gian mang lại, sự lộng lẫy, danh giá và thú vui.

Cổ áo của các vị tu sĩ cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Các học sinh của tôi thường nêu câu hỏi: Tại sao vòng đai trắng trên cổ áo của thầy lại mang tên là cổ áo tu sĩ mặc mặc dù nó không có màu sặc sỡ (tiếng Ba Lan ‘koloratka’ có nghĩa là màu sặc sỡ)? Chữ này có nguồn gốc từ tiếng La Tinh collare có ý nghĩa là cổ áo (cũng có nghĩa là dây đeo cổ của loài vật). Vòng đai trên cổ áo có màu trắng nhắc nhở cho các tu sĩ nhớ đến ý nghĩa của chiếc nhẫn và cổ áo – sự kết hôn của họ với Chúa Giêsu và với Giáo Hội và tận hiến sự tự do của họ cho Chúa, như thế họ để Chúa hoàn toàn làm chủ cuộc đời của họ. Chúng tôi, những tu sĩ, mặc áo có vòng đai trên cổ bởi vì đó là biểu tượng cho sự đầu phục Chúa trong tất cả mọi phương diện. Hãy để ý thì sẽ thấy sự tương phản của màu trắng trên cổ áo với màu đen của áo dòng. Trên màu nền đen của chiếc áo dòng, cổ áo trắng là biểu tượng cho ánh sáng của Phục Sinh. Chúng tôi đi qua thế gian từ bỏ những sự màu mè và sặc sỡ, để thay vào đó bằng sự sống trong hy vọng mong được góp phần vào ánh sáng của Phục Sinh.

Màu trắng của cổ áo trên nền đen của chiếc áo dòng thực sự là dấu chỉ cho những ước muốn và nguyện vọng của chúng tôi. Đó chính là ý nghĩa tuyệt vời của chiếc áo dòng và vì thế mà tôi rất buồn khi thấy ngày nay các tu sĩ ít mặc áo dòng hơn, và không thường xuyên mặc áo dòng vì chiếc áo dòng đã tự nó tuyên xưng những điều chân lý quan trọng của đức tin. Thêm vào đó, các tu sĩ đều mặc quần dài dưới chiếc áo dòng và áo dòng không bắt buộc phải có 33 nút khuy trên áo.

 

Hồng Ân Chúa chuyển dịch

Tin liên quan

Để lại một bình luận

Tel: 0968428072