Thương khó, khổ nạn

 

maogai.jpg

 

Trước công đồng Vaticanô II, thì Mùa Thương Khó (Temps de la Passion) bắt đầu từ Chúa Nhật thứ năm Mùa Chay và kéo dài hai tuần trước Lễ Phục Sinh (với Chúa Nhật Thương Khó và Chúa Nhật Lễ Lá ).

Thế nhưng với cuộc canh tân phụng vụ năm 1969, thì phụng vụ không còn nói đến Mùa Thương Khó nữa, mà chỉ còn Mùa Chay kéo dài cho tới Lễ Phục Sinh. Thuật từ “thương khó” chỉ còn được gắn cho hai ngày: Chúa Nhật Lễ Lá (Dominica in Palmis de Passione Domini) và Thứ Sáu Tuần Thánh (Feria VI in Passione Domini). Vào hai dịp đó, phụng vụ đọc bài Thương Khó (Passio): Lễ Lá thì dựa theo Phúc Âm nhất lãm thay đổi theo chu kỳ ABC (Mt 26,14-27,66; Mc 14,1-15,47; Lc 22,14-23,6); còn ngày Thứ Sáu thì luôn luôn đọc Phúc Âm theo Thánh Gioan (Ga 18-19).

Sau công đồng Vaticanô II, để dịch thuật từ passio trong tiếng Latin, ngoài từ thương khó, chúng ta thấy có thêm từ khổ nạn. Như vậy, hai thuật từ này đồng nghĩa hay có gì khác biệt và thuật từ nào thích hợp hơn để dịch tiếng passio?

1. Nguyên ngữ passio.

Trong tiếng Latinh, passio (Pháp và Anh: passion) có nhiều nghĩa: (1) Nghĩa thông thường: Passio bởi động từ pati, có nghĩa là: Đau khổ, chịu, trải qua. (2) Nghĩa luận lý: Thụ động, là một trong mười phạm trù của Aristote để chỉ sự kiện được thay đổi. (3) Nghĩa tâm lý: Passio bắt nguồn từ pathos trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là: Cảm xúc, xúc động, là sự thay đổi hoặc cưỡng ép áp đặt cho tâm hồn và như vậy có nghĩa là có một sức cưỡng trong nhịp điệu bình thường của các hoạt động tâm hồn vốn bị một nguyên nhân bên ngoài đưa ra khỏi chính nó. (4) Nghĩa đạo đức: Đam mê, say mê, mê đắm, là hành vi của giác dục hoặc khuynh hướng hướng về những điều thiện khả giác đáng ước mong. (5) Nghĩa siêu hình: Passio cũng gọi là thụ động hay bị động, điều mà do đó một hữu thể thấy mình ở dưới sự chế ngự của một nguyên nhân tác động. Nói cách khác, sự tiếp nhận một hình thức gây nên sự tiêu mất của một hình thức ngược lại. Khái niệm thụ động (passio) dùng trong tương quan với chủ động hay hành động (actio). (6) Nghĩa Thánh Kinh (Cựu Ước, tiếng Hipri là ke’ev, nghĩa là đau khổ, đau thương. Tân Ước, tiếng Hy Lạp là pathema, nghĩa là đau khổ): (6a) Sự thương khó, cuộc khổ nạn của Đức Kitô (Passion du Christ) từ khi Ngài bị bắt ở vườn Giếtsêmani. (6b) Bài Thương Khó: Phần sách Phúc Âm (Mt 26-27; Mc 14-15; Lc 22-23; Ga 18-19), trình thuật kể lại những biến cố kể từ bữa Tiệc Ly cho đến đồi Calvariô. (6c) Có người cho rằng passio (từ passus: bước) còn có nghĩa là đi ngang qua, để nói đến cuộc Vượt Qua của Đức Giêsu, Người trải qua sự khổ và cái chết để tiến vào vinh quang phục sinh. (7) Nghĩa thần học: Mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô nhìn dưới khía cạnh đau khổ, cứu chuộc và hy tế. Chính trong cuộc khổ nạn này của Đức Kitô mà Kitô hữu được tái sinh qua bí tích Thánh Tẩy. Trước tiên, tất cả mọi bí tích đều diễn tả cuộc khổ nạn của Đức Kitô là nguồn mọi ân sủng, bao gồm những ân sủng bí tích. (8) Nghĩa phụng vụ: Trong phụng vụ trước đây, Mùa Thương Khó (Temps de la Passion), là thời gian Hội Thánh chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh, bằng cách cố gắng có được nơi mình cách sâu sắc hơn những tình cảm của Đức Kitô trong cuộc thương khó của Ngài (x. Cl 1,24; Pl 3,10; 1C 5,1; 4,13). Theo phụng vụ hiện nay, từ “passion” chỉ còn được gắn cho hai ngày: (i) Chúa Nhật Lễ Lá còn gọi là Chúa Nhật Thương Khó (Dominica in Palmis de Passione Domini) tưởng nhớ việc Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem một cách trọng thể như vị Cứu Thế, và để khai mạc việc tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Kitô. (ii) Thứ Sáu Tuần Thánh (Feria VI in Passione Domini): Tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Kitô, Chiên Thiên Chúa hiến tế trên thập giá vì nhân loại, qua việc đọc Lời Chúa và tôn vinh thánh giá. Đồng thời Giáo Hội cũng tưởng nhớ nguồn gốc của mình phát sinh từ cạnh sườn Chúa Kitô chết trên thập giá. Tin cậy vào công cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô, Giáo Hội cầu bầu cho phần rỗi của nhân loại. Cũng nên biết là trong tiếng Latinh, từ “passio” cũng được áp dụng cho trình thuật kể lại cuộc tuẫn đạo của các Kitô hữu cổ thời. Ở số nhiều “Passiones” có nghĩa là “Truyện các Thánh Tuẫn Ðạo”[1].

2. Nghĩa của từ thương khó.

2.1 Nghĩa chữ thương.
Chữ thương trong Hán văn có đến 34 chữ, nhưng trong thuật từ thương khó, thương là chữ Nôm, có hai chữ là 愴[2] và 傷[3].

Chữ thương愴 (bộ tâm) có nghĩa là: (đt.) (1) Yêu, mến, muốn luôn luôn gần gũi, sẵn sàng giúp đỡ hoặc hy sinh, thứ tình cảm thiêng liêng giữa người thân, hoặc do tánh nết, nhan sắc hay việc làm của người kia khiến người nọ có tình cảm ấy: Dễ thương, lòng thương, tình thương; “Gió đưa cây cửu lý hương, Hai người hai họ mà thương vô cùng” (Ca dao). (2) Xót xa, tội nghiệp, cám cảnh. Tình cảm phát sinh do thấy cái nghèo, cái khổ của người: Bi thương, đáng thương, khá thương, thảm thương, xót thương, “Thương người như thể thương thân; Ghét người khác thể vun phân cho người” (Ca dao). (3) (Nghĩa bóng) Ám chỉ mối quan hệ xác thịt: “Hai đứa đã thương nhau rồi!”. (4) (tt.) Hư hao, tổn hại: Danh giá bị tổn thương. (5) (dt.) Dấu vết làm đau đớn, bệnh tật: Bị thương, chấn thương, đả thương, nội thương, ngoại thương, nhà thương, vết thương.

Chữ thương傷 (bộ nhân) mượn chữ thương của tiếng Hán, có nghĩa là: (dt.) (1) Vết đau: Đao thương; đăng thương (vết bỏng). (2) Buồn sầu: Ai thương; bi thương (đau đớn, đau buồn). (3) Cản trở, trở ngại, gây hại: Hà thương hồ? (Có gì cản trở?). (đt.) (4) Làm hại: Tổn thương; hữu thương quốc thể. (5) Mắc bệnh: Thương hàn, thương phong (cảm, cảm gió); bị khí xa tràng thương (bị xe hơi đụng); thương ngấn; thương ba (vết sẹo, sẹo). làm hại. (tt.) (6) Hư hao, tổn hại: Thụ thương (thân thể bị tổn hại). (tr.t) (7) Ngấy: Ngật đường ngật thương liễu (ăn đường nhiều thấy ngấy quá).
Trong từ thương khó, chữ thương (愴 hay 傷) lấy nghĩa “hư hao, tổn hại”.

2.2 Nghĩa chữ khó.

Khó là tiếng Nôm, có ba chữ: 苦,

Tin liên quan

Để lại một bình luận

Tel: 0968428072