Tiền bạc rồi cũng trôi qua nhưng tình bạn thì không

by Phanxicovn

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2022/09/tien-bac-roi-cung-troi-qua-390x480.jpg
Bức tranh Câu chuyện ngụ ngôn về người quản lý bất công, được cho là của Marinus van Reymerswaele (khoảng năm 1540)
fr.aleteia.org, Linh mục Marc Dumoulin, 2022-09-17
Linh mục quản xứ giáo xứ Pháp Vincennes, Marc Dumoulin bình luận về Tin Mừng chúa nhật thường niên thứ 25 (Lc 16, 1-13). Làm thế nào để khi tiền bạc trôi qua mà tình bạn sẽ không trôi qua, để sống trong ngôi nhà vĩnh cửu?
Bác nợ ông chủ tôi bao nhiêu vậy? (Lc 16, 5) người quản lý bất lương hỏi con nợ. Con nợ thứ nhất, một trăm thùng dầu ô-liu; biên lai đây, bác viết xuống năm mươi thôi. Con nợ thứ hai, một ngàn thùng lúa; biên lai đây, bác viết xuống tám trăm thôi. Chúng ta cũng vậy, chúng ta tự vấn mình, chúng ta nợ ông chủ bao nhiêu? Chúng ta làm sao trả nợ cho Ngài những chuyện tốt đẹp mà Ngài đã làm cho chúng ta? Người viết Thánh vịnh hỏi (Tv 115, 12). Chúng ta đọc Kinh Lạy Cha: “Và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” và chúng ta đọc: “Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con” (Mt 6,12).
Giáo hội có quyền tha nợ
Chúng ta hiểu trong Kinh thánh, các khoản nợ đôi khi là những tấn công hoặc tội lỗi. Trong dụ ngôn Người quản lý bất lương, lợi dụng lòng tin của chủ, người quản lý tha nợ cho các con nợ. Ngày nay, ai có quyền tha nợ, nói cách khác là tha tội, nếu không phải là Giáo hội, các môn đệ hôm qua và hôm nay? Chúa phán: “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm” (Ga 20: 23). Cũng giống như cách người quản lý hoang phí tha nợ thì Giáo Hội, nhân danh Chúa, Đấng đã thành lập Hội Thánh cho mục đích này, có quyền tha nợ và tha tội cho chúng ta.
Giáo hội có quyền xóa nợ cho chúng ta
Nhiều người sẽ hỏi: khi đọc dụ ngôn theo cách này, chúng ta không so sánh Giáo hội với người quản lý hoang phí đó sao? Lịch sử của những người trong Giáo hội không thiếu những tình huống thiếu gương mẫu như tin tức gần đây cho thấy. Tuy nhiên, thực sự là với Giáo hội, Chúa đã trao quyền năng để tha nợ, một cách nhắc chúng ta chức năng của Giáo hội không theo một mục tiêu nào khác hơn là giao kết trong tình bạn và làm môn đệ, dù phải có những người quản lý không hoàn hảo. Ai trong chúng ta mà không là con nợ, thậm chí là con nợ không có khả năng trả? Chúng ta quan sát, người quản lý trong dụ ngôn chỉ xóa một phần món nợ, và không có gì nói về thái độ của người chủ với khoản nợ còn lại của những con nợ. Mỗi người chúng ta là một con nợ, Giáo hội phải trả nợ trước mặt Chúa.
An toàn của chúng ta đến đâu?
Chúa và Ông chủ nói gì? Trước hết, Ngài để ý đến cách quản lý tốt của người quản lý, cũng như Chúa xin chúng ta chăm sóc những người Chúa giao phó cho chúng ta: người anh em của chúng ta, bất cứ ai, sự sống chúng ta, và cả tạo vật. Cũng như người cha nhân hậu của đứa con hoang đàng, ông không bao giờ hỏi con mình đã tiêu phí tiền bạc của ông như thế nào, ông chủ dường như cũng không quan tâm đến món nợ, như Chúa xóa tội cho những ai thành thật ăn năn. Ông chủ không bao giờ nói đến các khoản nợ. Còn kinh ngạc hơn, giờ đây ông lại khen người quản lý không trung thực mà mới đầu ông muốn sa thải, giờ ông lại thừa nhận và khen tài năng của người quản lý. Một chuyện khéo léo được làm, tiền rồi thì cũng trôi qua, tình bạn sẽ không trôi qua vì họ sống trong những nơi vĩnh hằng.
Còn bản thân chúng ta thì sao? Nếu chúng ta đặt an toàn của chúng ta nơi tiền bạc và nơi khả năng tích trữ của chúng ta, nó sẽ đảm bảo cho chúng ta ngày hôm nay, nhưng về cơ bản có ngày nó sẽ đánh lừa chúng ta, lúc này lúc khác, khi chúng ta phải từ bỏ nó. Với cuộc sống phàm trần chúng ta, nó sẽ lọt qua kẽ tay chúng ta. Vì thế, như lời Chúa mời gọi, chúng ta hãy dùng tiền bạc xấu để tạo mối liên kết huynh đệ và gieo một tình yêu không mất giá trị cũng không giảm giá trị. Nó sẽ mở ra cho chúng ta sự sống vĩnh cửu, kho tàng cự được mọi hao mòn. Cùng với Giáo hội, chúng ta sống chia sẻ này khi còn ở trần thế như một tiên báo về Nước Trời sắp đến. Chúa Giêsu sẽ đón chúng ta ở đó, Ngài là bạn của người thâu thuế và người tội lỗi. Linh mục Ceyrac, tu sĩ Dòng Tên người Pháp cả đời bên cạnh các em mồ côi ở Ấn độ viết: “Tất cả những gì không đem cho xem như mất.”
http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2022/09/tien-bac.jpgXin Chúa dạy chúng con biết quản lý theo quy tắc này.
Linh mục Ceyrac, tu sĩ Dòng Tên người Pháp cả đời bên cạnh các em mồ côi ở Ấn độ.
Marta An Nguyễn dịch

Để lại một bình luận

Tel: 0968428072