Tông hiến về bản dịch La-tinh của Sách Thánh
Tông hiến qua đó bản Phổ Thông mới của Sách Thánh được tuyên bố là “bản chuẩn” và cho phổ biến. Gio-an Phao-lô Giám Mục tôi tớ của các tôi tớ Thiên Chúa để ghi nhớ điều này mãi mãi.
Tông hiến về bản dịch La-tinh của Sách Thánh
gọi là bản Phổ Thông mới (Nova Vulgata)
Constitutio Apostolica qua Nova Vulgata Bibliorum Sacrorum editio “typica” declaratur et promulgatur
Tông hiến qua đó bản Phổ Thông mới của Sách Thánh được tuyên bố là “bản chuẩn” và cho phổ biến
Ioannes Paulus Episcopus servus servorum Dei ad perpetuam rei memoriam
Gio-an Phao-lô Giám Mục tôi tớ của các tôi tớ Thiên Chúa để ghi nhớ điều này mãi mãi
SCRIPTURARUM THESAURUS, quo salvificus nuntius a Deo hominibus datus continetur – ait enim recte S.Augustinus: “de illa civitate unde peregrinamur, litterae nobis venerunt : ipsae sunt… quae nos hortantur ut bene vivamus » (Enarr.in ps.XC,s.2,1 ; PL 37,1159) ab Ecclesia merito semper summo in honore est habitus singularique diligentia custoditus.
KHO TÀNG SÁCH THÁNH, trong đó chứa đựng tin mừng cứu độ do Thiên Chúa ban cho loài người – quả là thánh Augustino nói đúng : «từ thành đô mà chúng ta đang trên đường đi tới như khách lữ hành, những bức thư đã đến với chúng ta… những thư ấy khuyên bảo chúng ta sống tốt lành (Giải nghĩa thánh vịnh 90,s.2,1 ; Giáo Phụ Latinh 37,1159) – đáng được Hội Thánh luôn tôn kính hết mực và gìn giữ cách đặc biệt ân cần.
Quae quidem ab ipsis initiis suis nunquam desiit curare, ut populus christianus quam amplissima frueretur facultate Dei verbum percipiendi, praesertim in sacra Liturgia, in qua celebranda “maximum est Sacrae Scripturae momentum” (Conc.Vat.II, Const.Sacros.Conc.,s.24).
Ngay từ ban đầu Hội Thánh đã không ngừng lo liệu cho dân Ki-tô được hưởng khả năng rộng rãi nhất để đón nhận lời Chúa, nhất là trong Phụng vụ thánh, trong việc cử hành này “Sách Thánh có tầm quan trọng tối đa” (CĐ Vat.II, Hiến chế về Phụng vụ, s.24).
Ecclesia ergo in partibus occidentalibus illam ceteris versionibus anteposuit, quae Vulgata solet appellari quaeque maximam partem a S.Hieronymo, doctore praeclaro, confecta, “tot saeculorum usu in ipsa Ecclesia probata” est (Conc.Trid.,sess.IV;Enchir.Bibl.,n.21).
Vậy Hội Thánh bên phương Tây, trong các bản dịch, coi trọng nhất bản quen gọi là Phổ Thông mà phần lớn là do thánh Giê-rô-ni-mô, thánh tiến sĩ lừng danh, thực hiện, “đã được thử thách qua việc sử dụng bấy nhiêu thế kỷ trong chính Hội Thánh” (CĐ Triđ., khóa IV; Enchiridion Biblicum [sưu tập trích dẫn giáo huấn về Sách Thánh], s.21.
Tam egregiae existimationi documento est etiam cura eius textum ad criticam apparandi, ac quidem per editionem, quae secundum altiorem doctrinam adhuc concinnatur a monachis Abbatiae S.Hieronimi in Urbe, a Pio XI, Decessore Nostro fel.rec., ad hoc institutae (Const.Apost.Inter Praecipuas, 15 Iun.1933; A.A.S.XXVI,1934,pp.85 ss.).
Sự trân trọng như thế đối với tài liệu này, còn tỏ ra bằng việc thiết lập bản nghiên cứu có phê phán về chính bản văn, và đưa ra một ấn bản có tính khoa học cao hơn, mà cho đến nay còn đang được thực hiện do các tu sĩ thuộc Đan Viện thánh Giê-rô-ni-mô Nội Thành, đã được lập ra vì mục đích này bởi vị tiền nhiệm đáng kính nhớ của chúng tôi là Đức Piô XI (Tông Hiến Inter Praecipuas, 15 th.6, 1933; A.A.S. XXVI, 1934, tr. 85tt ).
Aetate autem nostra Concilium Vaticanum II, honorem confirmans, editioni illi, quam Vulgatam vocant, tributum (Const.Dei Verbum,n.22), atque eo contendens, ut in Liturgia Horarum facilior esset intellectus Psalterii, statuit, ut huius recognoscendi opus, feliciter incoatum, “quam primum perduceretur acd finem, respectu habito latinitatis christianae necnon totius traditionis Ecclesiae” (Const.Sacros.Conc., n.91).
Đến thời chúng ta Công Đồng Vaticano II, xác nhận sự tôn trọng dành cho ấn bản gọi là Phổ Thông ấy (Hiến Chế Dei Verbum, s.22), và nhắm làm cho các thánh vịnh trong các Giờ Kinh dễ hiểu hơn, đã quy định rằng việc duyệt lại đã khởi sự tốt đẹp, “phải được hoàn thành cho thật sớm, với sự tôn trọng tiếng la-tinh của Ki-tô giáo cũng như toàn thể truyền thống của Hội Thánh” (Hiến Chế Phụng Vụ, s.91).
His omnibus Paulus VI, Decessor Noster rec.mem., motus est, ut antequam eidem Concilio finis imponeretur, id est die XXIX mensis Novembris anno MCMLXV, peculiarem Pontificiam Commissionem constitueret, cuius esset universalis eiusdem Synodi iussu perficere atque omnes Sacrae Scripturae libros recognoscere, ut Ecclesia praedita esset editione Latina, quam progredientia studia biblica postularent quaeque potissimum rei liturgicae inserviret.
Đức Phao-lô VI, vị Tiền Nhiệm đáng kính nhớ của chúng tôi, được thúc đẩy bởi tất cả những điều này, nên trước khi cho kết thúc Công Đồng nói trên, tức là ngày 29 tháng 11 năm 1965, đã thiết lập một Ủy Ban Giáo Hoàng đặc biệt, với nhiệm vụ thi hành lệnh của Công Đồng Chung này và duyệt lại tất cả các sách của Sách Thánh, để Hội Thánh có được một ấn bản bằng tiếng La-tinh, mà khoa nghiên cứu Thánh Kinh đang tiến bộ đòi hỏi, và nhất là để dùng cho việc Phụng Vụ.
In qua recognitione efficienda “ad verbum ratio habita est veteris textus editionis Vulgatae, ubi videlicet primigenii textus accurate referuntur, quales in hodiernis editionibus, ad criticam rationem exactis, referuntur, quales in hodiernis editionibus, ad criticam rationem exactis, referuntur; prudenter vero ille est emendatus, ubi de iis deflectit vel minus recte eosdem interpretatur. Quam ob rem Latinitas biblica christiana est adhibita, ita ut aequa aestimatio traditionis cum iustis postulationibus artis criticae, his temporibus vigentis, temperaretur (cfr Alloc.Pauli VI, 23 Dec.1966; A.A.S. LIX, 1967, pp.53ss).
Để thực hiện việc duyệt lại này, “phải theo sát từng lời bản văn trong ấn bản Phổ Thông cũ, khi nào thấy bản văn đích xác là bản ban đầu theo như các ấn bản hiện đại mà khoa nghiên cứu bản văn đã thiết lập được; song phải thận trọng sửa chữa khi thấy nó đi trệch hoặc dịch không đúng lắm. Do đó phải sử dụng tiếng La-tinh Ki-tô giáo để có thể dung hòa giữa sự đánh giá truyền thống cách cân xứng và những đòi hỏi chính đáng của khoa phê bình hiện nay” (x.diễn từ của Đức Phao-lô VI, 23 th.12 1966; A.A.S. LIX,1967,tr 53tt).
Textus, ex hac ipsa recognitione exortus, quae quidem impensior fuit in quibusdam libris Veteris Testamenti, quibus S.Hieronimus manus non admovit, ab anno MCMLXXII seiunctis voluminibus est editus, nunc vero editione “typica”, uno volumine comprehensa, proponitur. Haec Nova Vulgata editio etiam huiusmodi esse poterit, ut ad eam versiones vulgares referantur, quae usui liturgico et pastorali destinantur; atque, ut verbis utamur Pauli VI, Decesofris Nosgri, « cogitare licet eam certum quoddam fundamentum esse, in quo studia biblica… innitantur, maxime ubi bibliothecae, specialibus disciplinis patentes, difficilius consuli possunt et congruentium studiorum diffusio est impeditior” (cfr Alloc., 22 Dec., 1977; cfr diarium L’Osservatore Romano, 23 Dec.1977,p.1).
Bản văn xuất phát từ công cuộc duyệt lại này, là công cuộc đã thực hiện kỹ lưỡng hơn đối với một số sách Cựu Ước mà thánh Giê-ro-ni-mô đã không nhúng tay vào, đã được xuất bản rời từng cuốn từ năm 1969 tới năm 1977, nay được trình bày gom thành một cuốn trong ấn bản “chuẩn” này. Ấn bản Phổ Thông mới này có giá trị để có thể dựa vào đó mà thực hiện các bản dịch sinh ngữ để dùng trong phụng vụ và mục vụ; lại nữa, để dùng chính lời Đức Phao-lô VI, vị tiền nhiệm của chúng tôi, “được phép nghĩ rằng nó là một nền tảng vững chắc nào đó, để dựa vào mà nghiên cứu Sách Thánh… nhất là ở đâu khó có thể tham khảo những thư viện có các ngành chuyên môn và việc phổ biến những công trình nghiên cứu thích hợp bị cản trở nhiều hơn.” (x.Diễn từ 22th 12 1977; x.nhật ký báo L’Osservatore Romano, 23 th 12 1977, tr 1).
Praeteritis temporibus Ecclesia arbitrabatur veterem Vulgatam editionem sufficere atque ad verbum Dei populo christiano impertiendum affatim valere: quod quidem eo satius iam efficere poterit haec Nova Vulgata editio.
Trong quá khứ Hội Thánh đã cho rằng bản Phổ Thông cũ là đủ và có giá trị đủ để phân phát Lời Chúa cho dân Ki-tô hữu: bản Phổ Thông mới này hẳn cũng có thể làm điều ấy cách thỏa đáng hơn.
Itaque opus, quod Paulus VI vehementer optavit neque ad finem absolutum potuit videre, quod Ioannes Paulus I studiosa voluntate est prosecutus, qui Pentateuchi libros, a praedicta Pontificia Commissione recognitos, sacrorum Antistibus in Urbem “Puebla” congressuris muneri mittere statuerat, quodque Nosmetipsi una cum multis ex orbe catholico valde exspectavimus, typis excusum Ecclesiae iam tradere gaudemus.
Vậy công trình mà Đức Phao-lô VI ao ước và đã không được thấy nó hoàn thành, thì Đức Gio-an Phao-lô I đã quan tâm theo đuổi, ngài đã quyết định gởi làm quà cho các giám mục khi ấy sắp họp tại thành phố “Puebla” bộ Ngũ Thư mà Ủy Ban Giáo Hoàng nói trên đã duyệt lại xong. Công trình ấy bản thân chúng tôi và nhiều người trong thế giới Công Giáo cũng nóng lòng mong đợi, thì nay đã in xong, chúng tôi vui mừng trao cho Hội Thánh.
Quae cum ita sint, Nos harum Litterarum vi Novam Vulgatam Bibliorum Sacrorum editionem “typicam” declaramus et promulgamus, praesertim in sacra Liturgia utendam, sed et aliis rebus, ut diximus, accommodatam.
Vì vậy, bằng văn thư này, chúng tôi công bố bản Phổ Thông Mới của Sách Thánh như là bản “chuẩn”, và cho phổ biến, nhất là để dùng trong phụng vụ, nhưng , như chúng tôi đã nói, cũng thích dụng cho các việc khác nữa.
Volumus denique, ut haec Constitutio Nostra firma et efficax semper sit et ab omnibus, ad quos pertinet, religiose servetur, contrariis quibuslibet nihil obstantibus.
Sau hết, chúng tôi muốn rằng Tông Hiến của chúng tôi có giá trị và hiệu lực mãi mãi và phải được mọi người liên hệ kính cẩn tuân giữ, không bị cản trở bởi bất cứ quy định trái ngược nào.
Datum Roma, apud S.Petrum, die XXV mensis Aprilis, in festo S.Marci Evengelistae, anno MCMLXXIX, Pontificatus Nostri primo.
IOANNES PAULUS PP.II
Ban hành cạnh Đền Thánh Phê-rô, ngày 25 tháng tư, lễ kính thánh Mac-cô thánh sử, năm 1979, năm thứ nhất triều Giáo Hoàng của chúng tôi.
Gio-an Phao-lô II Giáo Hoàng.
Tài liệu đọc thêm.
Để hiểu đúng tinh thần của Hội Thánh trong việc duyệt lại bản dịch Latinh, nên đọc thêm ít là đoạn này trong hiến chế về Mặc Khải của Công đồng Vatican II, s. 22:
“Lối vào Thánh Kinh cần phải được mở rộng cho các Ki-tô hữu. Chính vì thế, ngay từ buổi đầu, Giáo Hội đã thừa nhận bản dịch Cựu Ước Hy Lạp cổ, được gọi là bản Bảy Mươi; Giáo hội vẫn luôn quý trọng các bản dịch Đông Phương khác và các bản dịch La-tinh, nhất là bản dịch thường được gọi là bản Phổ Thông. Tuy nhiên vì Lời Thiên Chúa phải luôn tiện dụng cho mọi thời đại nên Giáo Hội như một người mẹ, ân cần lo liệu sao cho có các bản dịch thích hợp và đúng nghĩa sang các ngôn ngữ khác, nhất là dịch từ nguyên bản các Sách Thánh. Tất cả các Kitô hữu cũng có thể sử dụng những bản dịch, do hoàn cảnh thuận tiện và được giáo quyền chấp thuận, được thực hiện với sự cộng tác của các anh em ly khai”. (trích theo bản dịch của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin, 2012, tr 210)
Một suy nghĩ nhỏ bên lề:
“Lời Chúa là đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119,105).
Nhưng cũng phải cảnh giác vì Xa-tan cũng đã dám “vuốt râu cọp”, trưng dẫn Sách Thánh để cám dỗ Chúa đấy!!! (x. Mt 4,6; Lc 4,10). Tuy nhiên Chúa đã chiến thắng cả ba lần nhờ Lời Sách Thánh (Lc 4,13) và cuối cùng Chúa thẳng tay đuổi nó: “xéo đi!” (Mt 4,10), và nó phải rút lui vì đã cạn bửu bối.
LM Nguyễn Công Đoan, S.J.
Giê-ru-sa-lem, ngày lễ trọng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, 2014
(dongten.net 19.11.2014)