Vì sao lại có bạo lực giữa hai quốc gia anh em?

by Phanxicovn

fr.aleteia.org, Pierre d’Elbée, 2022-04-11

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2022/04/vi-sao-lai-co-bao-luc-giua-hai-quoc-gia-anh-em.jpgCác trạm tàu điện ngầm ở Mátxcơva và Saint-Petesbourg tượng trưng cho tình hữu nghị giữa hai quốc gia Ukraine và Nga. Ga tàu điện ngầm “Kievskaya” ở Mátxcơva được khai trương năm 1954. Cách bài trí và trang trí được Khrushchev dựng năm 1953 nhân kỷ niệm 300 năm Ukraine “về lại” với Nga. Nó được trang trí bằng những bức bích họa và tranh ghép kỷ niệm tình hữu nghị giữa người Nga và người Ukraine. Vào thời điểm này, những người qua đường vô danh đến đặt hoa dưới chân bức bích họa này.

Làm thế nào để hiểu một cuộc chiến tranh giữa các quốc gia thống nhất với nhau trong một nền văn hóa chung? Triết gia và nhà tư vấn Pierre d’Elbée làm sáng tỏ cơ chế bạo lực giữa những con người với tư tưởng của triết gia René Girard.

Qua việc giết A-ben, Ca-in trở thành nhân vật biểu tượng cho bạo lực huynh đệ tương tàn trong Thánh Kinh. Trong số những người la-tinh có Romulus giết Remus trước khi thành lập thành phố Rôma và trong thần thoại Hy Lạp, có Eteocles và Polynices giết nhau để cai quản Thebes. Ký ức thần thoại của các dân tộc Địa Trung Hải đầy những xung đột khủng khiếp. Qua thần thoại Aztec về Teotihuacan, thần thoại Scandinavia và ngay cả vương quyền thiêng liêng giữa các dân tộc nguyên thủy, René Girard đã cho thấy bản chất phổ biến của xung đột, khi xem xét làm thế nào mà bạo lực lại là cơ sở cho các huyền thoại và các nghi thức… Chúng ta đừng nghĩ, những câu chuyện hay những nghi thức bạo lực này là những công trình cặm cụi nghiên cứu thời tiền khoa học, không làm sáng tỏ những xung đột đương thời của chúng ta, đừng nghĩ như thế một giây phút nào: ngược lại, chính những câu chuyện này đưa ra những khía cạnh thiết yếu giúp làm rõ lý do vì sao bạo lực lại thống trị chúng ta quá thường xuyên như vậy. Khả năng làm rõ vấn đề một cách sắc nét của triết gia René Girard giải mã các văn bản và các hành vi tiết lộ cho chúng ta những thách thức của vấn đề. Và đây là một số ví dụ.

Chúng ta thường bạo lực với những người thân thiết nhất. Ca-in và A-ben là anh em, cũng như Romulus và Remus hay Eteocles và Polynices… Ukraine và cả Nga nữa! Đáng lý các anh em này phải tạo mối dây liên kết của tình huynh đệ, của đồng tình, của gần gũi thì lại tạo ra bất hòa. Làm thế nào lại như thế? Đó là do con người bắt chước, người này muốn những gì người kia muốn: nếu không khôn ngoan chú tâm đến quá trình này thì sự ganh đua sẽ tự xâm nhập vào các mối quan hệ chúng ta, và theo hiệu ứng xoắn ốc, nó có thể dẫn đến một cuộc đấu tranh khốc liệt.

Sự khó nhận ra của kẻ đi bức hại

Bạo lực của một xung đột có một cái gì đó không thể hiểu nổi: một cách không cưỡng lại được, chúng ta nhập vào đó, chừng nào chúng ta chưa hiểu cơ chế của nó. Đầu tiên, kẻ bức hại cần phải tìm một vật hy sinh, một vật tế thần để tống bạo lực trong người họ ra. “Những lý do chính đáng” cho cuộc xung đột được đưa ra để biện minh đây là việc làm chính đáng. Chúng ta nhớ lại những thuật ngữ Vladimir Putin dùng để biện minh cho hành động gây hấn của ông với Ukraine và liên quan đến việc “khử nazi” của ông: chúng quá hiển nhiên. Một chiến thắng của Nga có thể tái lập phiên bản này mặc cho sự thật của lịch sử. Khi đó, sự mù quáng của kẻ bức hại không chỉ là tự thuyết phục, là dàn dựng để che giấu ý định của họ. Sự mù quáng này là sự khó nhận ra: kẻ bức hại không thực sự nhận ra mình đang làm gì, họ tuân theo một lệnh vượt lên quá họ, họ là món đồ chơi của một bạo lực lan tràn.

Sức mạnh của việc đọc các bài viết của truyền giáo Girard đến từ thực tế là không ai có thể thực sự thoát khỏi bạo lực bức bách. Chính tôi, muốn chứng tỏ Putin là trò chơi của những thế lực bạo lực vượt lên quá ông ấy như thế nào, tôi đặt mình ở bên ngoài, bên ngoài quá trình bạo lực mà tôi không chấp nhận. Tôi có thể nghĩ rằng, luôn có thể xây dựng một cái cũi bất khả xâm phạm để phân phối các điểm tốt, điểm xấu. Sai! Người nhạy bén nhất trong việc phá bạo lực có thể biến thành tên đao phủ vì sự việc, họ nghĩ họ được thoát khỏi. Vì thế, đó là một metanoia, một thay đổi tâm thức mà René Girard mời gọi chúng ta: từ bỏ thái độ của người buộc tội. Khi một khẳng định như vậy có vẻ gây bối rối và thậm chí không hợp lý ngay từ cái nhìn đầu tiên, nhưng nó lại giải cứu nhân loại khỏi cái ác đang gặm nhấm, và đối với René Girard, bản chất của thông điệp Kinh thánh là ở đó. Một cách nói rằng trong các vấn đề xung đột bạo lực, các kỹ thuật không tạo ra giải pháp, chúng không bao giờ chính là các biện pháp ngăn chặn. Cách duy nhất là nội tại và có lẽ là thiêng liêng. Chúng ta có khả năng không?

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Để lại một bình luận

Tel: 0968428072