Ý xuân đẹp nhất cõi đời
Như bao nhiêu người khác, tôi thấy mình GẦN MẸ HƠN CHA theo nghĩa thế này:
1- GẦN MẸ HƠN GẦN CHA bởi vì tôi nằm trong DẠ MẸ chín tháng mười ngày. Trong thời gian ấy, Cha có thể XA MẸ vài giây, vài giờ, vài ngày…, còn tôi thì KHÔNG!
2- GẦN MẸ HƠN ”CHA GẦN MẸ” bởi vì, khi Mẹ cho tôi bú, có Cha ngồi bên, tôi được Mẹ ôm SÁT VÀO LÒNG!Vì thế, tôi xin viết về Mẹ trước Cha:
Ý Xuân đẹp nhất cõi đời
Là thai mà Mẹ mang nơi Dạ Mình!
Còn HƠN thế, đối với Kitô Hữu, Thai Nhi Giêsu cũng là Thiên-Chúa-Tình-Yêu để ứng nghiệm Lời Ngài hứa trong Vườn Êđen về Tân Sáng Thế. Cho nên, Nhạc Sĩ Hùng Lân mới viết thành lời ”ĐẤT với TRỜI xe chữ ĐỒNG…” từ Nhạc của Thánh Ca STILLE NACHT (Silent Night) do Lm Josef Mohr cảm tác sau khi ban Bí Tích Thanh Tẩy cho em bé SƠ SINH. Xin mời xem bài viết rất cảm động về Linh Mục ấy cùng Nhạc Sỹ Franz Gruber: Nguon goc bai Thanh ca Dem Thanh Vo Cung
I- LÒNG MẸ
Hình ảnh người Mẹ Việt Nam lúc nào cũng CANH CÁNH trong tâm trí người con như nhà văn Thanh Tịnh viết trong bài Tôi Đi Học: ”Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương Thu và gió lạnh, Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp…”, như nhạc sĩ Y Vân trong ca khúc ”Lòng Mẹ” bất hủ, như người Pháp nói: ”Ông Trời làm nên rất nhiều kỳ quan. Nhưng kỳ quan lớn nhất vẫn là Trái Tim của người Mẹ.”, như người Âu, Mỹ bao giờ cũng chào khán, thính giả: ”Kính thưa quý bà, kính thưa quý ông.” Chẳng những thế, ”nam nhân” nước ngoài vẫn thường ngỏ lời mời… ”phái Đẹp” bằng hai chữ ”Lady first!”
Nhạc sĩ Y Vân dùng chữ NHƯ để sánh Lòng Mẹ với nhiều phạm trù, chẳng hạn: ”bao la NHƯ biển Thái Bình, NHƯ đồng lúa chiều rì rào…” Nhưng, xét cho cùng, nhạc sĩ vẫn thấy Lòng Mẹ CHẲNG NHỮNG NHƯ, mà còn HƠN tất cả, có mãnh lực siêu nhiên thể này:
Lòng Mẹ chan chứa trên bao xóm làng gần xa!
Tình Mẹ dâng tới trăng ngàn đứng lặng để nghe!
Lời ru xao xuyến núi đồi, suối rừng, rặng tre!
Sóng ven Thái Bình im lìm khi tiếng Mẹ ru!
Thật vậy, Robert Charbonneau yêu Mẹ đến nỗi, vì không thể diễn nghĩa Lòng Mẹ cho vừa ý, đành ví Tình Mẹ với TÌNH CHÚA như sau: ”Tình Mẹ gần gũi nhất với LÒNG thương xót của Chúa.” (L’Amour Maternel est le plus près de la Miséricorde Divine.) Frédéric Dard chu du khắp mọi miền, mới khám phá rằng Lòng Mẹ HƠN hết mọi danh lam, thắng cảnh: ”Kỳ nghỉ duy nhất của con người là CHÍN THÁNG ở trong Bụng Mẹ.” (Les seules vacances de l’homme sont les NEUF MOIS qu’il passe dans le Sein Maternel.) Chẳng biết ông Dard có sinh ”thiếu” chín ngày không! Nhưng tôi thấy ông KHÔNG viết ”qu’il a passés”, mà ”passe” là động từ ở thì HIỆN TẠI để nói rằng CHÍN THÁNG ấy là TUYỆT VỜI cho mọi người ở MỌI thời.
Charles Lemercier yêu Mẹ da diết, không bằng lòng với cách người đời miêu tả Người Mẹ, nên ông nói như sau: ”Nét Đẹp của Mẹ quá thánh thiện, quá trong sáng, không thể diễn tả bằng những từ ngữ phàm tục.” (La Beauté Maternelle est trop sainte et trop pure pour qu’on puisse la peindre en des mots profanés.) Jean Gastaldi mừng Mẹ mỗi ngày và nói rằng ”Lễ dành cho các Bà Mẹ là cái cớ vì ai cũng ăn mừng có Mẹ suốt năm.” (La Fête des Mères est un prétexte, car on fête toute l’année sa Maman.) Ông ta chưa thỏa dạ với câu vừa nói, bèn nâng Mẹ lên ”hạng một” dù Mẹ không học Trường Y: ”Các Bà Mẹ là nữ y tá giỏi nhất, có tài kỳ diệu.” (Une Maman* , c’est la meilleure des infirmières, au talent de magicienne.) Ông còn thấy Mẹ đẹp hơn cả hoa xinh vì Lòng Mẹ không phai: ”Các Bà Mẹ như hoa hồng chẳng bao giờ tàn úa.” (Une Maman est semblable à une rose qui ne se fane jamais.)
Người Việt nói: ”Không thầy, đố mầy làm nên!” Mà thầy hay CÔ giáo đầu tiên của mỗi người chính là Mẹ. Mẹ ĐÃ ý thức về chức năng làm Mẹ TRƯỚC khi lấy chồng, TRƯỚC khi mang thai, KHI mang thai, SAU khi con sinh ra và SUỐT cả đời con. Ở BẤT cứ nơi đâu, trong MỌI hoàn cảnh, LÚC NÀO Jean Gastaldi CŨNG xem Mẹ là THẦN TƯỢNG bởi vì, theo ông, ”mình LỚN lên được và ngay cả GIÀ ĐI; nhưng, ĐỐI VỚI MẸ, MÌNH BAO GIỜ CŨNG LÀ ĐỨA BÉ CON.” (On peut grandir, et même vieillir; mais, pour sa Maman, on est toujours un petit enfant.) Với Mick Micheyl, Mẹ là KIM CHỈ NAM cho mình đi đúng hướng: ”Con người quá bé nhỏ, mà thế giới thì quá bao la. Không có Mẹ, cuộc đời sẽ ra sao?” (On est si petit, et le monde si grand. Que serait la vie sans notre Maman?’) Cụ già kia lấy vợ, phát biểu về Tình Mẹ qua CÔ giáo thể này: ”Người lạc quan là người lập gia đình ở tuổi tám mươi lăm và điều quan tâm trước hết là kiếm căn hộ gần trường Mẫu Giáo.” (Un optimiste: celui qui à quatre-vingt-quinze ans se marie et dont le premier soin est de chercher un appartement près d’une Ecole Maternelle.) Có lẽ, như Jean Gastaldi, cụ già ”vô danh” cũng thấy rằng Mẹ DỮ như CÔ giáo, nhưng lại BAO DUNG: ”Mẹ chính là người rầy la, nhưng lại tha thứ tất cả.” (Une Maman, c’est celle qui gronde, mais qui pardonne tout.)
II- LÒNG CHA
Tình Mẹ bao và Tình Cha cũng lai láng bởi vì tục ngữ, ca dao Việt dạy yêu Song Thân một bề: ”Con không Cha như nhà không nóc! Còn Cha, ruột đỏ như son! Một mai Cha chết, ruột con đen sì! Mỗi đêm, mỗi thắp đèn Trời, cầu cho Cha Mẹ sống đời với con. Có con mới biết sự tình: Khi xưa Cha Mẹ thương mình ra sao. Ơn Cha: cao ngất Trời Tây! Còn Tình Nghĩa Mẹ: nước đầy Biển Đông! Chiều chiều, lại nhớ chiều chiều, nhớ Cha, nhớ Mẹ chín chiều ruột đau. Thương Mẹ, nhớ Cha như kim châm vào dạ. Nghĩ đến chừng nào, lụy hạ tuôn rơi. Thuyền không bánh lái, thuyền quày. Con không Cha Mẹ, ai bày con nên?”…
III- Lời kết
Tục ngữ Á Rập dạy đời: ”Hãy kính trọng, trong bất cứ người nữ nào, đấng đã cưu mang bạn.’‘ (Respecte, en toute femme, celle qui t’a porté.) vì người Mẹ đang mang thai nhắc mình nghĩ đến Mẹ sinh thành. Kinh Coran (Koran) ca tụng Bà Miriam (Maria) vẫn là Trinh Nữ, gương mẫu HÀNG ĐẦU cho nữ giới như sau: ”Ôi Maria, Thiên Chúa đã nâng, thánh hóa và biệt tuyển nàng trên tất cả người nữ ở thế gian.” (O Maria, Gott hat dich erhoben, geheiligt und über alle Frauen der Welt auserwählt.” (Chương 3,12; nhưng có nơi ghi: 3,42) Tiếc rằng nhiều người Hồi Giáo không tin như thế vì chẳng được dạy câu ấy nên tôi phải lấy Koran chỉ cho họ thấy.
Người Pháp nói rất hay: ”Nước Pháp là MẸ tôi. Ta có thể đổi vợ, nhưng KHÔNG thể đổi MẸ.” (LA FRANCE, c’est MA MÈRE. On peut changer d’épouse, mais on ne peut pas changer de MÈRE.)
Còn Đức Hồng Y Ivan Dias thì: ”Giáo Hội và Nhà Nước như Cha và Mẹ của một gia đình. Khi họ sống THUẬN HÒA thì con cái của họ HẠNH PHÚC HƠN.”
Tùy chức năng của mình, ai cũng có bổn phận và trách nhiệm xây dựng Đất Nước như lời Cha-Mẹ dạy. Đấng Sinh Thành còn tại thế hay đã khuất bóng, HÌNH ẢNH hai vị VẪN luôn nhắc nhớ con cái như Jean Gastaldi thường nhủ lòng: ”Đừng nói dối với Mẹ. Mẹ ĐỌC được tâm hồn chúng ta NHƯ trong chính lòng Mẹ. Mẹ không ngủ hoàn toàn (chết); Mẹ được liên kết với giấc ngủ CỦA con Mẹ.” (A une Maman, on ne ment pas. Elle lit notre âme comme en elle-même. Une Maman ne dort jamais tout à fait; elle est liée au sommeil de son enfant.) André Lévy vẫn thấy mẹ CANH CÁNH bên lòng: ”Mẹ không bao giờ chết bởi vì ta luôn gọi người là Mẹ” (Une mère ne meurt jamais, car on l’appelera toujours maman).
(*) Ghi chú: Chữ ”une” không có nghĩa là MỘT như trong câu này: An angel is not a man. (”Thiên thần không phải là người.”: ”Angels are not men).
Đức Quốc, 28.01.2014
Đaminh Phan Văn Phước