Cuộc gặp của ông Biden với giáo hoàng: “Sự ủng hộ dành cho ông Trump đã để lại những vết sẹo trong Giáo hội Mỹ”

by Phanxicovn

Cuộc gặp của ông Biden với giáo hoàng: “Sự ủng hộ dành cho ông Trump đã để lại những vết sẹo trong Giáo hội Mỹ”

Phỏng vấn. Kể từ sau tổng thống John Kennedy, không có giáo hoàng nào tiếp một tổng thống Công giáo Mỹ. Giáo sư, nhà sử học Massimo Faggioli, tác giả quyển “Joe Biden, một người Công giáo đối diện với nước Mỹ” thảo luận về những thách thức cho cuộc gặp ở Vatican ngày 29 tháng 10 năm 2021.

lavie.fr, Marie-Lucile Kubacki, 2021-10-28

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2021/11/biden.jpg

Tổng thống Joe Biden, trong chuyến đi tranh cử đến Nhà thờ Grace Lutheran ở Kenosha, Wisconsin, ngày 3 tháng 9 năm 2020. KRISTON JAE BETHEL / NYT-REDUX-REA

Trong một tình huống phức tạp đánh dấu qua sự chia rẽ trong Giáo hội Hoa Kỳ và rộng hơn là trong xã hội Hoa Kỳ, cuộc gặp của giáo hoàng và tổng thống Joe Biden sẽ diễn ra vào ngày 29 tháng 10 năm 2021.

Xin giáo sư cho biết những thách thức và vấn đề của cuộc họp này là gì?

Giáo sư, sử gia Massimo Faggioli: Đây là lần thứ hai một giáo hoàng tiếp một tổng thống Công giáo Mỹ, 60 năm sau cuộc gặp giữa tổng thống John Kennedy và Đức Phaolô VI vào đầu những năm 1960. Cuộc gặp xảy ra trong thời Công đồng Vatican II, và cũng là thời kỳ đầu tranh luận về phá thai và vấn đề người đồng tính LGBT. Thời đại đã thay đổi rất nhiều.

Cuộc gặp gỡ này diễn ra trong bối cảnh còn khó khăn hơn với cả hai người. Tình huống đáng chú ý vì vị trí lãnh đạo của cả hai có những khó khăn chung và một phần với giáo dân, với người dân của họ với nhiều lý do khác nhau.

Đức Phanxicô, vì những lý do mà chúng ta đã biết, một phần có liên quan đến Hoa Kỳ, và ông Joe Biden với một nước Mỹ bị chia rẽ nặng về mặt chính trị. Cuối cùng, điều đáng quan tâm là họ có những ưu tiên chung, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường.

Môi trường là vấn đề ngoại giao chung giữa Tòa Thánh và Hoa Kỳ… Liệu liên minh này có thể có tác động đến cuộc họp về môi trường Cop26?

Cá nhân tôi, tôi hy vọng. Vatican và giới chính trị biết người Công giáo đang bắt đầu hiểu tầm quan trọng của Thông điệp Chúc Tụng Chúa Laudato si ’và quan tâm đến các vấn đề môi trường. Đây là cách chúng ta thấy ngày càng có nhiều chính trị gia, những người không bao giờ quan tâm đến việc trích dẫn các thông điệp huấn quyền và bây giờ họ đã trích dẫn.

Đây là một hy vọng lớn, vì chúng ta đang sống trong thời điểm quan trọng trong việc đưa ra quyết định. Joe Biden biết rằng không có tổ chức nào khác trên thế giới có ảnh hưởng như Giáo hội Công giáo, đặc biệt là trong lĩnh vực này.

Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ gần đây đã tập trung vào vấn đề rước lễ của các chính trị gia như ông Joe Biden, những người ủng hộ quyền phá thai. Điều này có ảnh hưởng đến quan hệ giữa Hoa Kỳ và Tòa thánh không?

Đúng, nó đã có một tác động… Nhưng ngược với một số giám mục Mỹ hy vọng. Điều này đã củng cố mối quan hệ, vì Vatican của Đức Phanxicô lo ngại về sự chia rẽ trong Giáo hội Hoa Kỳ.

Vatican không tán thành các chính sách ủng hộ phá thai của chính quyền Biden, nhưng đang làm mọi thứ có thể để đảm bảo Tổng thống không trở thành nạn nhân của sự trừng phạt công khai của các giám mục trên bình diện bí tích.

Các giám mục, không phải tất cả, mà là đa số, tự đặt mình vào tình thế bị từ chối, trước hết là với Đức Phanxicô và sau đó là với Joe Biden, thông qua sự ủng hộ của họ đối với ông Donald Trump và chủ nghĩa Trump, mà hậu quả là làm cho Vatican của Đức Phanxicô gần với Nhà Trắng của Biden.

Đây là một tình huống đặc biệt vì quan điểm của Đức Phanxicô về kinh tế và xã hội, xét cho cùng, hoàn toàn khác với quan điểm của chính quyền Biden. Nhưng trong bối cảnh cụ thể này, ưu tiên của Vatican là gởi một tín hiệu rõ, chúng ta không được nhượng bộ trước chiến dịch gây áp lực của một số giám mục đang tiến hành. Đây là một tình huống khá mới.

Cán cân quyền lực hiện tại trong Giáo hội Hoa Kỳ là gì?

Giáo hội Hoa Kỳ là một Giáo hội mà sự ủng hộ ông Donald Trump đã để lại những vết sẹo. Đa số các giám mục ủng hộ ông Trump cho đến cùng, làm cho hội đồng giám mục có vẻ như là một tổ chức chính trị đảng phái. Đến mức đôi khi họ có biệt danh “Đảng Cộng hòa được ủy quyền”

Giáo hội rất chia rẽ, nhưng điều này không bắt đầu từ thời ông Trump. Nó bắt đầu từ cuộc bầu chọn Đức Phanxicô năm 2013. Đa số các giám mục Hoa Kỳ không thoải mái với triều giáo hoàng này, họ phản đối tầm nhìn chính trị, phản đối ngôn ngữ của ngài. Từ 8 năm rưỡi năm, các giám mục đã công khai đưa ra những lập trường trái ngược với quan điểm của giáo hoàng.

Hiện nay tiến trình thượng hội đồng bắt đầu, rất khó để biết điều gì sẽ xảy ra trong Giáo hội Hoa Kỳ, vì nhiều giám mục không có ý tưởng cũng như không có ý chí để khởi xướng một tiến trình ở thể loại này. Điều này được củng cố bởi thực tế là thực chất, một số Giáo hội đã không gặp nhau trong vài năm… Do đó, theo tôi, tình hình có vẻ khá nguy hiểm.

Các cuộc bổ nhiệm giám mục có làm thay đổi bộ mặt của Giáo hội Hoa Kỳ không?

Hàng giám mục của những năm 1980 được đánh dấu bởi sự nhạy cảm với Đức Gioan-Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI nhưng theo nghĩa bảo thủ và chính trị hóa hơn nhiều so với ở châu Âu. Theo tôi, những cuộc bổ nhiệm mới nhất cho thấy Vatican chọn những người giỏi nhất trong số các linh mục hiện nay.

Đức ông Christophe Pierre, sứ thần của Hoa Kỳ đang làm một công việc đáng kể, nhưng gặp vấn đề là thiếu ứng cử viên với số ghế giám mục. Như thế có một số có tiếng nói mạnh mẽ, nhưng nhìn chung, nhiều người bị vướng vào các vấn đề quản lý, kẹt trong các vấn đề hành chính.

Ông Joe Biden là người Công giáo như thế nào?

Ông là người Công giáo điển hình của người Công giáo gốc Âu, Ailen. Có nghĩa là không latinô, không Á châu, không Phi châu. Một người Công giáo sinh ra trong cộng đồng Công giáo, một môi trường văn hóa nơi giáo dân đến giáo xứ, đến nhà thờ, đến trường học, đến cửa hàng Công giáo.

Ở điểm này, khi Công đồng Vatican II đã qua, ông đã trải qua sự biến chất của Giáo hội Công giáo ở Hoa Kỳ, một Giáo hội đi ra khỏi khu ghetto biệt cư của mình để trở thành một phần của văn hóa quốc gia đến mức trở thành một trong những Giáo hội lớn nhất nước.

Ông là một người Công giáo bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình với các lập trường ôn hòa hoặc bảo thủ, trước khi bước qua các quan điểm tự do hơn về các vấn đề đạo đức sinh học hoặc tình dục. Ông rất Mỹ theo nghĩa xem Hoa Kỳ là trung tâm thế giới.

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2021/11/753049fdc0c562905253243fd12b8b731501732881_l.jpgÔng có một thái độ riêng về chính trị Công giáo của thế kỷ 20, bị cho là không khôn ngoan khi công khai thách thức giáo huấn của Giáo hội. Đức tin của ông được ghi khắc qua những bi kịch trong đời của ông: Cái chết của người vợ trẻ và đứa con gái khi mới sinh, và sau đó là người con trai 45 tuổi qua đời năm 2015, người có thể là kế vị ông.

Ông rất Ireland theo nghĩa ông có ý thức mạnh về cái chết và có tinh thần chiến đấu. Nhưng ông không phải là mẫu người Công giáo của đám tang hay đau buồn. Ông chia sẻ với giáo hoàng một cách tiếp cận thiêng liêng của cuộc sống và ý nghĩa của một niềm vui được định hình qua các thử thách.

http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2021/11/9781627856164-276x420.jpgNhà sử học Massimo Faggioli, tác giả quyển sách Joe Biden, một người Công giáo đối diện với nước Mỹ (Joe Biden and Catholicism in the United States. Nxb. Bayard).

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Để lại một bình luận

Tel: 0968428072